1. Gỏi cuốn

Gỏi cuốn xếp thứ 30 của top 50 món ăn ngon thế giới

Gỏi cuốn xếp thứ 30 của top 50 món ăn ngon thế giới do CNN bình chọn

Gỏi cuốn là món ăn nhẹ làm từ thịt lợn, tôm, bún tươi, rau thơm và một số nguyên liệu khác. Tất cả được cuốn trong một lớp bánh tráng gạo mỏng. Được xem là món nổi tiếng nhất Việt Nam, gỏi cuốn có hình dáng như chả giò,

Món này dùng kèm với nước chấm có vị ngọt, mặn, chua và rắc thêm đậu phộng (lạc) giã nhỏ. Gỏi cuốn được CNN đánh giá là món ăn lành mạnh, an toàn và dễ dùng.

Một số nơi còn phục vụ kèm bát rau diếp hoặc rau húng. Ở miền Nam, món ăn này có chút biến tấu với thịt lợn dải nướng cuốn chuối xanh, khế, chấm nước mắm chua ngọt có thêm lạc.

Năm 2011, gỏi cuốn có mặt trong  "50 món ăn ngon nhất thế giới" (gỏi cuốn xếp thứ 30 của top 50 món ăn ngon thế giới) theo trang du lịch của hãng tin CNN. 

2. Bánh mì

bánh mì Việt Nam có thực sự là loại bánh kẹp ngon nhất thế giới

Bánh mì Việt Nam là loại bánh kẹp ngon nhất thế giới

Bánh mì kẹp thịt là món ăn vỉa hè quen thuộc của người dân Việt Nam, từng xuất hiện nhiều lần trên các trang du lịch quốc tế và được bình chọn là một trong những thức ăn đường phố ngon nhất thế giới.

Bánh mì được kết hợp đa dạng giữa thịt lợn, patê và rau (gồm cà rốt, ngò, dưa leo...) tất cả được bỏ vào ổ bánh vỏ giòn ruột mềm.

Sự khác biệt vùng miền Việt Nam cũng khiến cho bánh mì ở mỗi nơi có đôi chút khác biệt. Thỉnh thoảng phần ruột sẽ có thêm thịt muối, xúc xích hay các loại rau khác. 

Bánh mì được cho là sản phẩm của sự giao thoa văn hóa và ẩm thực, chứa đựng trong đó nét tinh tế của phương Đông lẫn phương Tây. Món ăn này bắt đầu xuất hiện từ thời Pháp thuộc.

Ngoài thành phần chính là bánh mì, món này còn gồm rất nhiều rau xanh, nhân pa tê hoặc trứng tráng. Nhờ sự đơn giản và ngon, bánh mì Việt Nam cũng được "làm nhái" ở nhiều nơi trên thế giới.

​3. Bánh xèo

Trong tiếng Việt, tên món này được hiểu là

Trong tiếng Việt, tên món này được hiểu là "nóng bỏng tay". Chiếc bánh lớn nhưng giá rất rẻ. Thành phần gồm tôm, thịt heo, giá đỗ và trứng, sau đó được chiên, cuộn lại trong bánh tráng với rau xanh, chấm nước mắm cay.

Bánh xèo có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, được rán màu vàng, đúc thành hình tròn hoặc gấp lại thành hình bán nguyệt.

Tại Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, lạc.

Tại miền Nam Việt Nam, bánh có cho thêm trứng và người ta ăn bánh xèo chấm nước mắm chua ngọt.

Tại miền Bắc Việt Nam, nhân bánh xèo ngoài các thành phần như các nơi khác còn thêm củ đậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi.

Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng gồm rau diếp, cải xanh, rau diếp cá, tía tô, rau húng, lá quế, lá cơm nguội non... sau đó cuộn lại trong và chấm nước mắm chua ngọt cay.

4. Bún chả

Bún chả món ăn thuộc loại quốc hồn quốc túy Việt Nam

Bún chả món ăn thuộc loại quốc hồn quốc túy của Việt Nam

Bún chả được mệnh danh là thứ “quà” đặc sắc mà người Hà Nội gửi đến mọi miền đất nước. Chỉ đơn giản là sự thơm ngon của những miếng thịt nướng đủ lửa, cùng vị mắm chua ngọt nhưng cũng đủ níu chân thực khách bốn phương.

Đây là đặc sản Hà Nội và bạn có thể tìm thấy món này ở các quán ăn đường phố. Một suất cơ bản gồm những miếng thịt chả nướng trên bếp than, ăn cùng bún và các loại rau, chấm nước mắm chua ngọt.

​5. Phở

Phở còn được coi là món soup ngon nhất thế giới

Phở còn được coi là món soup ngon nhất thế giới

Phở được mô tả là một món nước, chế biến từ bún gạo nấu với thịt bò hoặc gà, dùng kèm với vài loại rau thơm.

"Mùi vị của nó thì trên cả tuyệt vời, chứ không chỉ đơn thuần là hỗn hợp các thành phần nguyên liệu cộng lại. Phở có mùi vị thơm ngon và hài hòa", CNN bình luận.

Năm 2011, Phở có mặt trong  "50 món ăn ngon nhất thế giới" (Phở xếp thứ 28 của top 50 món ăn ngon thế giới) theo trang du lịch của hãng tin CNN. 

Bạn có thể ăn món này vào bất cứ thời gian nào trong ngày, phổ biến nhất vẫn là bữa sáng. Một bát phở gồm bánh phở, thịt bò tái, chan nước dùng có hương thơm gừng, rau mùi, hành lá.

6. Cao lầu

Cao lầu là món ăn đầy tinh túy mà chỉ ở đất Quảng mới làm ra vị ngon nhất

Cao lầu là món ăn đầy tinh túy mà chỉ ở đất Quảng mới làm ra vị ngon nhất

Món này ngon nhất là ăn tại miền Trung và là đặc sản không thể bỏ qua ở Hội An. Một bát cao lầu gồm những sợi mì lớn, giá đỗ chan nước dùng thơm vị hồi và các loại rau thơm, đặt trên những lát thịt heo thái mỏng, rắc thêm chút mì chiên giòn.

Tinh túy của món cao lầu là sợi mì, thường được chế biến rất công phu. Đầu tiên, gạo thơm đem ngâm vào nước tro, mà phải là tro nấu củi lấy ở tận Cù lao Chàm, đảo cách Hội An 16 km, khi ngâm mới tạo ra được sợi mì có độ giòn, dẻo, và khô.

Sau đó lọc kỹ, xay thành bột; nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ do người Chăm làm cách đây cả ngàn năm, mới được nước ngọt, không bị phèn và mát lạnh.

Tiếp tục dùng vải bòng nhiều lần cho bột dẻo, khô, cán thành miếng vừa cô, xắt thành từng sợi, đem hấp nhiều lần rồi phơi khô để làm sợi mì.

Người ta thường ăn cao lầu với giá trụng nước sôi nhưng không được quá mềm. Thêm ít rau sống, được lấy ở làng rau truyền thống Trà Quế nổi tiếng ở Hội An.

Giá trụng đổ ra tô, xếp mì lên trên, thêm vài lát thịt xíu rồi đổ tép mỡ (da heo chiên giòn) và một muỗng mỡ heo rán để sẵn bên lò nước.

Với thịt xíu, chỉ dùng thịt heo cỏ, thịt săn chắc, thơm, vừa mỏng da vừa nhiều nạc và nước của nó mới có vị ngọt. Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống, hương vị của mắm, bột thơm, nước tương... và tép mỡ vỡ tan trong miệng.

​7. Chả cá 

Patricia Schultz đã đưa món Chả cá Lã Vọng vào cuốn

Patricia Schultz đã đưa món Chả cá Lã Vọng vào cuốn "1.000 nơi nên biết trước khi chết"

Chả cá ra đời ở Hà Nội và đây cũng là thành phố nổi tiếng nhất về món ăn này. Khi thưởng thức, bạn sẽ thấy chả cá thơm, rau thì là và hành, ăn kèm bún, nước chấm.

Món chả cá Lã Vọng là sự kết hợp hoàn hảo giữa các gia vị đặc trưng của Việt Nam như: nghệ, thì là, mắm tôm, nước mắm. Tất cả hòa quyện lại thành món ăn có một không hai, vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.

Chả cá Lã Vọng luôn nằm trong danh sách những món ăn không thể bỏ qua của du khách nước ngoài khi đến Hà Nội.

Patricia Schultz đã đưa món Chả cá Lã Vọng vào cuốn "1.000 nơi nên biết trước khi chết" (1000 Places to See Before You Die).

Cuối năm 2003, hãng tin Mỹ MSNBC đã rút gọn lại và đặt nhà hàng Chả cá Lã Vọng Hà Nội ở vị trí thứ 5 trong 10 nơi nên biết trước khi chết cùng với 9 địa danh, lễ hội nổi tiếng khác trên thế giới.

Chả cá ra đời ở Hà Nội và đây cũng là thành phố nổi tiếng nhất về món ăn này. Khi thưởng thức, bạn sẽ thấy chả cá thơm, rau thì là và hành, ăn kèm bún, nước chấm.

8. Mì Quảng

Thành phần của mì Quảng có sự khác nhau tùy từng vùng. Đơn giản nhất thường có rau xanh, tôm, trứng cút, lạc.

Thành phần của mì Quảng có sự khác nhau tùy từng vùng. Đơn giản nhất thường có rau xanh, tôm, trứng cút, lạc.

Thành phần của mì Quảng có sự khác nhau tùy từng vùng. Đơn giản nhất thường có rau xanh, tôm, trứng cút, lạc.

Mì Quảng thường được làm từ sợi mì bằng bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 2mm.

Sợi mì làm bằng bột mỳ được trộn thêm một số phụ gia cho đạt độ giòn, dai. Dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì là thịt heo nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương heo.

Người ta còn bỏ thêm đậu phụng rang khô và giã dập, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ...

9. Nộm hoa chuối

Món này có thể gọi nôm na là salad hoa chuối, được xem là lựa chọn số một cho những người ăn chay. Ngoài nguyên liệu chính là những sợi hoa chuối đã cắt nhỏ, chanh và ớt là hương vị chủ đạo của món ăn này.

Món này có thể gọi nôm na là salad hoa chuối, được xem là lựa chọn số một cho những người ăn chay. Ngoài nguyên liệu chính là những sợi hoa chuối đã cắt nhỏ, chanh và ớt là hương vị chủ đạo của món ăn này.

Món này có thể gọi nôm na là salad hoa chuối, được xem là lựa chọn số một cho những người ăn chay. Ngoài nguyên liệu chính là những sợi hoa chuối đã cắt nhỏ, chanh và ớt là hương vị chủ đạo của món ăn này.

Nộm hoa chuối là một món ăn quen thuộc tại Việt Nam. Món ăn này được gọi là nộm hoa chuối ở miền Bắc Việt Nam, còn tại miền Nam được gọi là gỏi bắp chuối.

Nó là một trong những món ăn quê dân giã mang đậm hương vị thôn quê và phổ biến ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Nộm hoa chuối đã trở thành một trong những các món ăn mang hương vị dân tộc, mộc mạc và thanh mát.

Hoa chuối gồm có nhiều loại, hoa chuối ở đồng bằng thường có màu tím thay vì có màu đỏ tươi như hoa chuối rừng. Hoa chuối thường được sử dụng làm món ăn kèm với các món bún, dùng để nấu canh chua, làm gỏi.

Nộm bắp chuối ta cần các nguyên liệu như: hoa chuối, lỗ tai heo (hoặc tôm, móng giò), ớt, nước mắm, muối,đường, bột ngọt, chanh, rau thơm, lạc rang hay còn gọi là đậu phộng rang

10. Cơm tấm

Cơm tấm hay

Cơm tấm hay "gạo vỡ" là món ăn đường phố được nhiều du khách bày tỏ niềm yêu thích. Dù có nhiều biến tấu, bạn vẫn thấy cơm tấm thường gồm thành phần là thịt lợn hoặc thịt bò nướng, trứng rán.

Cơm tấm là món đặc sản của miền Nam Việt Nam, nó là một trong những món ăn sáng được ưa chuộng nhất của người miền Nam, nhất là Sài Gòn. Cơm tấm  là món ăn cũng là món ăn đường phố được nhiều du khách bày tỏ niềm yêu thích.

Ăn cơm tấm phải có nước mắm ngọt, là nước mắm pha với nước lọc và thêm đường. Tùy theo cách chế biến và khẩu vị của người ăn, nước mắm có thể ngọt nhiều hoặc ngọt ít (mặn), có thể thêm chanh.

Cơm tấm có thể ăn kèm với nhiều thứ, nhưng nhiều nhất là Sườn nướng, chả trứng, trứng ốp la và bì.

Theo http://www.roughguides.com/

Theo Thúy Hà / Gia Đình Việt Nam