Theo đó, Bộ KH-ĐT hỗ trợ TPHCM trong việc kêu gọi bố trí vốn ODA để thực hiện các dự án chống ngập TP. HCM, dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải và hệ thống cống bao khoảng 26.363 tỷ đồng.
Thị trường BĐS
- Doanh nghiệp bất động sản "khởi sắc", lợi nhuận quý II/2024 tăng trưởng
- Chính phủ ban hành quy định mới về điều kiện hoạt động của sàn giao dịch BĐS
- DN BĐS vừa và nhỏ vẫn sẽ có cơ hội trên thị trường khi các luật mới có hiệu lực?
- Từ 1/8, doanh nghiệp thực hiện dự án nhà ở xã hội có thêm "trợ lực"
- Bất động sản Hà Nam sẵn sàng chu kỳ mới
18/04/2017, 20:43 GMT+7
Ngoài ra, đối với các dự án thuộc Chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2016 - 2020, TP kiến nghị Bộ KH-ĐT trình Thủ tướng Chính phủ cho phép được khởi công vào năm kế hoạch trong trường hợp dự án được phê duyệt sau ngày 31/10 năm trước năm kế hoạch (được triển khai dự án ngay sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt) như Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông giai đoạn 2016 - 2020 đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông qua tại Thông báo số 44/TB-VPCP ngày 25/1/2017).
Chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2016 - 2020 với tổng nguồn vốn đầu tư là 73.057 tỷ đồng bao gồm nhiều dự án đang và sẽ triển khai thực hiện bằng nhiều nguồn vốn khác nhau (nguồn ngân sách thành phố, ngân sách Trung ương từ nguồn SCIC, ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, xã hội hóa (PPP), vận động nguồn ODA (có thể kết hợp PPP)).
Theo đó, tổng mức đầu tư xây dựng các dự án thuộc Quy hoạch 752 là khoảng 53.000 tỷ đồng. Cụ thể, xây dựng 3 hồ điều tiết là 950 tỷ đồng, trong đó 50 tỷ đồng (SCIC) và 900 tỷ đồng (PPP); xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước giải quyết ngập do mưa: 10.373 tỷ đồng, trong đó 5.934 tỷ đồng (NSTP) và 4.439 tỷ đồng (Ngân sách Trung ương nguồn SCIC); cải tạo rạch Xuyên Tâm là 5.100 tỷ đồng (PPP từ nguồn PSIF - JICA); xây dựng nhà máy xử lý nước thải và hệ thống cống bao: 26.363 tỷ đồng (ODA, có thể kết hợp PPP); quản lý rủi ro ngập khu vực TP là 9.789 tỷ đồng (ODA vay Ngân hàng Thế giới).
Nguồn vốn ngân sách TP. HCM là 6.338 tỷ đồng (mỗi năm 1.300 tỷ đồng); nguồn vốn ngân sách Trung ương từ nguồn SCIC là 9.963 tỷ đồng và vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu là 321 tỷ đồng; nguồn xã hội hóa (PPP) là 20.283 tỷ đồng; nguồn vận động nguồn ODA (có thể kết hợp PPP) là 36.152 tỷ đồng./.