Amidan nằm ở nơi giao nhau giữa đường ăn và đường thở. Đóng vai trò là cửa ngõ để ngăn virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Đồng thời, chúng cũng có chức năng sản sinh ra các kháng thể tự nhiên để chống lại sự viêm nhiễm.

Để nắm được rõ trẻ nhà bạn có bị viêm amidan hay không, bạn cần theo dõi nếu thấy những biểu hiện, triệu chứng như: Đau rát họng, khó nuốt, hơi thở có mùi hôi, sốt, ớn lạnh, đau tai, nhức đầu. Hoặc kiểm tra bằng cách đè lưỡi của trẻ, chiếu đèn xem amidan có màu đỏ và sưng lên không?. Với trẻ nhỏ, dễ dàng nhận thấy sự quấy khóc, chán ăn, hoặc chảy nước dãi quá mức.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Giám đốc Bệnh viện An Việt, viêm amidan là một trong những bệnh lý phổ biến nhất về tai mũi họng. Bệnh có thể do virus, vi khuẩn hay những yếu tố khác như môi trường sống ô nhiễm, sức đề kháng cơ thể... gây ra.

Viêm amidan mãn tính nếu không được chuẩn đoán và điều trị tích cực sẽ tái phát nhiều lần, làm ảnh hưỡng đến sức khỏe và khả năng lao động, học tập của người bệnh.

Bệnh cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Biến chứng gần: viêm thanh khí phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm tấy, áp-xe thành bên họng.

Biến chứng xa: viêm thận, viêm khớp, viêm tim, nhiễm khuẩn huyết. Biến chứng toàn thân: hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ; amidan quá lớn gây khó nuốt, khó thở, khó phát âm.

Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, tùy từng trường hợp bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cắt amidan. Với sự tiến bộ của y học, hiện giờ có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt amidan an toàn, nhanh chóng và không tốn thời gian.

Hiện có phương pháp phẫu thuật cắt amidan bằng Plasma được các chuyên gia y tế đánh giá cao do mang tính đột phá và hiệu quả triệt.

Nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.

Nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất.

Để nhanh hồi phục sức khỏe sau khi cắt amidan, PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An lưu ý những người bệnh cắt amidan cần có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, không nên nói chuyện ngay, vì nói chuyện sẽ khiến cho vết thương bị ảnh hưởng từ ngày thứ 2 trở đi bệnh nhân có thể bắt đầu tập nói dần.

– Vệ sinh sạch sẽ miệng để tránh gây nên bệnh viêm họng sau khi cắt viêm amidan vì vi khuẩn có thể tấn công gây nhiễm trùng vùng họng bất kỳ lúc nào.

– Ăn những thức ăn mềm như (khoai tây luộc, khoai lang, cà rốt luộc), cháo, súp, bún, phở, không ăn thức ăn quá cay, nóng, lạnh hay thức ăn nhiều dầu mỡ, nước chứa cồn, ga, chất gây nghiện như cà phê.

– Nước lọc, sữa tươi, sữa chua, nước ép trái cây rất tốt cho người vừa phẫu thuật amidan.

Tuy nhiên, để giảm nguy cơ bị viêm amiđan, cách tốt nhất là bạn nên tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ: Rửa tay kỹ và thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn hoặc tiếp xúc với người bị đau họng, ho, hắt hơi. Tránh dùng chung thức ăn, uống ly, bình nước hoặc đồ dùng. Thay thế bàn chải đánh răng sau khi được chẩn đoán bị viêm amiđan.

Viêm amiđan rất dễ lây, để tránh bị lây nhiễm cố gắng để trẻ nhà bạn tránh xa những người bị nhiễm trùng hoạt động. Nếu trẻ bị viêm amidan hãy cố gắng hạn chế tiếp xúc với người khác đến khi bạn không còn khả năng lây nhiễm.

Một điều quan trọng bạn nên biết: Amidan là hai cục lympho ở họng, (gọi là “cửa ngõ” của đường thở), có tác dụng ngăn chặn những vi khuẩn vi trùng đầu tiên xâm nhập vào cơ thể. Nếu không còn amidan thì bộ phận bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật đầu tiên đã bị loại bỏ, vì không 1 bộ phận nào trên cơ thể là thừa. Vì vậy, chỉ nên cắt amidan khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Theo Hàn Vi (tổng hơp)/Đô thị mới