Cụ thể, đại diện Mường Thanh cho hay, nguồn vốn quan trọng từ ngân sách Nhà nước (bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển,…) có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách phát triển nhà ở.

Tuy nhiên do không có quy định cụ thể, đặc biệt từ nguồn ngân sách Nhà nước của Trung ương và địa phương nên nguồn vốn này không ổn định, tùy thuộc vào kinh phí phân bổ của Trung ương và địa phương.

Chính vì vậy, Tập đoàn Mường Thanh kiến nghị, Nhà nước nên nghiên cứu phương án trích % GDP cho việc phát triển nhà ở. Tương tự như quy định trích % dành cho nghiên cứu khoa học (ví dụ: 0,5-1% GDP) hoặc dành ngân sách nhà nước cố định 5 năm, hằng năm cho phát triển nhà ở (cả ngân sách Nhà nước Trung ương và ngân sách nhà nước địa phương).

Vị đại diện Tập đoàn Mường Thanh cho biết thêm, kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới như Malaysia, Singapore, Hàn Quốc…Nhà nước hỗ trợ người dân mua nhà giá rẻ từ 1 đến 4% lãi suất vay mua nhà trong vòng 10 - 20 năm lấy từ các quỹ tiết kiệm nhà ở.

“Chính phủ cần hình thành cơ chế ưu đãi vượt trội về tài chính, tín dụng, thuế, quỹ đất cho người mua nhà và các đơn vị phát triển loại hình nhà ở này”, ông Thắng nêu đề xuất.

Chung cư Thanh Hà Mường Thanh

Chung cư Thanh Hà Mường Thanh

Tuy nhiên, trao đổi nhanh bên lề hội thảo về đề tài này, TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia tài chính, lại đặt ra câu hỏi: Trích GDP? Nhà nước đâu có quản lý GDP, trích bằng cách nào thì doanh nghiệp phải chỉ ra rõ hơn. Bởi chúng ta biết là Nhà nước chỉ có nắm rõ về thu chi ngân sách, trong khi thu ngân sách hiện chiếm từ 22 – 25% GDP theo tùy năm. Và nếu Nhà nước có ý định bỏ tiền ra thì số đó cũng nằm trong ngân sách (hiện 28 – 30% GDP mỗi năm).

"Tôi cho rằng ý của doanh nghiệp là lấy tiền ngân sách để chi cho phát triển nhà ở, thì lấy ở đâu, lấy ở khoản chi đầu tư. Tuy nhiên phải nói rõ rằng khoản chi ngân sách đấy chi như thế nào theo 3 yếu tố: chi đầu tư, chi trả nợ, chi thường xuyên.

Phát triển nhà ở mà nhà nước đứng ra thì nhà nước cần phải làm gì? Hiện nay, nhà nước đang làm bù chênh lệch lãi suất, cho vay lãi thấp hay không? Hay ví như nếu không thu thuế và thu tiền sử dụng đất thì đó chính là Nhà nước chi cho phát triển nhà ở. Tóm lại là doanh nghiệp muốn như thế nào thì cần phải nói rõ ràng và cụ thể hơn nữa", ông Ánhnêu vấn đề.

Bên cạnh đó, ông Ánh cho rằng cầnchuẩn hoá không chỉ ở tiêu chuẩn xây dựng mà còn chuẩn hoá khái niệm nhà bình dân, nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ. Hiện nay, chúng ta tiếp cận căn hộ bình dân ở góc độ giá, theo đó, một căn hộbình dân có giákhoảng 15 triệu đồng/m2, vào dưới 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lúc nào cũng nói phảiđảm bảo chất lượng, nhưng chất lượng như thế nào cũng không được nói rõ mà rất chung chung. Do đó, chuẩn hoá không chỉ là chuẩn hoá căn hộ mà đối tượng phục vụ là ai, phải có cơ chế, ưu đãi, hỗ trợ. Nếu căn hộ cao cấp chỉ dành cho người giàu thì với căn hộ bình dân, người giàu vẫn có khả năng tiếp cận.

"Chúng tanóihỗ trợ phục vụ lợi ích cho người có nhu cầu nhà ở thật sự nhưng trong trường hợp này, chưa chắc đã đúng, do đó phải chuẩn hoá đối tượng. Việc hỗ trợ không đúng bản chất câu chuyện là vấn đề đang đặt rađối với căn hộ bình dân. Thế nên mới có tình trạng nhà ở xã hộimà người giàu vẫn mua để ở", ông Ánh cho hay.

 

Theo Reatimes.vn