Bên cạnh đó, Việt Nam còn là nước sản xuất cà phê Robusta và cũng là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Việt Nam cũng được xếp hạng cao về năng suất. Vì vậy, trong thời gian tới việc cải thiện cận biên trong năng suất, chứng nhận và nông nghiệp bền vững cần được chú trọng trong bối cảnh nhu cầu về cà phê đã và sẽ tiếp tục tăng trên phạm vi toàn cầu.

Bên trong khu vực sản xuất cà phê hòa tan khử caffeine.
Bên trong khu vực sản xuất cà phê hòa tan khử caffeine.

Vừa qua, công ty Nestlé Việt Nam đã cam kết đầu tư 132 triệu đô la Mỹ trong hai năm tới nhằm tăng gấp đôi công suất chế biến các dòng cà phê chất lượng cao tại nhà máy Nestlé Trị An, hướng tới mục tiêu đưa thị trường Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và cung ứng cà phê giá trị cao cho thị trường trong nước và thế giới. Khoản đầu tư mới cho nhà máy chế biến cà phê này sẽ giúp doanh nghiệp vốn FDI này sản xuất đa dạng các sản phẩm. Với dây chuyền, thiết bị và công nghệ tiên tiến, đơn vị tiếp tục đặt mục tiêu nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm cà phê, đồng thời tăng cường xuất khẩu sản phẩm Made in Vietnam ra khu vực và thế giới.

Đây cũng là đơn vị thu mua cà phê lớn nhất Việt Nam với tổng giá trị thu mua khoảng 20-25% tổng sản lượng cà phê Việt Nam mỗi năm - tương đương khoảng 700 triệu đô la Mỹ, cà phê được sản xuất tại Việt Nam của đơn vị này hiện được người tiêu dùng tại 25 thị trường, bao gồm những thị trường khó tính tại châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Úc, chấp nhận.

Theo Trần Thị/Baodansinh.vn

Nguồn: https://baodansinh.vn/dua-thi-truong-viet-nam-tro-thanh-trung-tam-cung-ung-thuc-pham-va-do-uong-cua-the-gioi-20211109064349.htm