Thời gian nấu
Nồi lẩu điện thì đun sẽ chậm hơn bếp từ, do vậy hợp với những gia đình nhỏ. Bếp từ đun nhanh hơn không phải chờ đợi lâu hợp hơn với nhóm đông người.
Với nồi lẩu điện thì lòng nồi cũng nhỏ hơn vì thế chỉ có thể cho ít thức ăn. Nồi bếp từ có thể chứa được nhiều thức ăn.
Chức năng
Nếu như gia đình không thường xuyên ăn lẩu và muốn dùng nồi để nấu nhiều món khác nhau thì nên chọn lẩu điện bởi nấu được nhiều món ăn như chiên, xào, hầm, nấu lẩu... tuy nhiên phải tự canh chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng món ăn.
Còn với lẩu từ thì chỉ có thể dùng chức năng chính là nấu lẩu và các món khác có nước như hầm, hấp, đun nước… Tuy nhiên, nồi lẩu từ lại có thể thoải mái thay đổi kích thước nồi nấu cho phù hợp với số lượng người sử dụng.
Khi muốn chuyển sang nấu món khác bạn chỉ cần thay nồi khác vào là có thể nấu được ngay không cần phải vệ sinh lại như nồi lẩu điện.
Công suất
Nồi lẩu từ đun nấu nhanh hơn vì thế sẽ tốn điện hơn vì công suất của một nồi lẩu từ là 1800 – 2800 W. Bảng điều khiển của bếp từ có nhiều nút điều chỉnh nên khó sử dụng hơn.
Lẩu điện hợp với ăn uống chậm vì nó có công suất nhỏ hơn, khoảng 1200 – 1300 W và sẽ ngốn điện ít hơn. Lẩu điện có thể dễ dàng điều khiển bằng núm vặn hoặc cần gạt rất đơn giản không quá phức tạp như bếp từ.
Độ an toàn khi sử dụng
Lẩu điện kém an toàn hơn bếp từ vì có thể gây ra chập điện khi nước bị trào xuống mâm nhiệt.
Còn bếp từ có chảy xuống cũng không sợ chập điện và một số loại còn có chức năng khóa an toàn để tránh nguy hiểm cho trẻ em.
Vệ sinh
Bếp từ được làm bằng chất liệu nhiễm sắt và thép không gỉ hoặc mặt kính sáng vì thế nó rất dễ để lau chùi. Tuy nhiên, nồi của bếp từ lại không chống dính vì thế tốn thời gian vệ sinh hơn.
Lòng nồi của lẩu điện có chất chống dính, vì thế dễ dàng để vệ sinh hơn sau khi dùng. Tuy vậy, lẩu điện có lòng nồi dính với bếp cho nên việc vệ sinh bên ngoài lại khó khăn hơn.