Đây là những kết quả ấn tượng của Ví MoMo có được tại khảo sát “Mức độ sử dụng ứng dụng thanh toán trên điện thoại tại Việt Nam” do công ty nghiên cứu thị trường Asia Plus thực hiện. Mục tiêu để hiểu rõ động lực của người dùng, mức độ sử dụng và những ứng dụng thanh toán trên điện thoại được sử dụng phổ biến hiện nay.

Theo báo cáo, hiện nay, có hơn 20 ví điện tử tại Việt Nam, tuy nhiên, 94% thị trường thuộc về MoMo, ViettelPay, Moca, AirPay và ZaloPay.

“Xứng đáng với vị trí dẫn đầu, MoMo chiếm 68% trong thị trường thanh toán trên điện thoại”, báo cáo cho hay. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các đơn vị thanh toán trung gian, Ví MoMo đã tạo một khoảng cách lớn với các đối thủ theo sau. Cụ thể, ViettelPay tuy giữ vị trí thứ 2 nhưng chỉ chiếm 8% thị phần, Moca 7%, Airpay 6% và Zalopay 5%.

Ví MoMo thắng áp đảo kết quả khảo sát ở tất cả các mục.

Báo cáo cũng nêu rõ 5 lý do khiến người dùng lựa chọn sử dụng Ví MoMo thường xuyên và được nghĩ đến đầu tiên chính là các chương trình ưu đãi, khuyến mãi tốt dành cho người dùng; mạng lưới chấp nhận thanh toán rộng khắp; sản phẩm, dịch vụ đa dạng; được bạn bè, người thân giới thiệu, khuyến khích sử dụng hay như thuận tiện cho người dùng khi có thể sử dụng tại các cửa hàng, dịch vụ quen thuộc.

Được biết, khảo sát “Mức độ sử dụng ứng dụng thanh toán trên điện thoại tại Việt Nam” được thực hiện với 383 người dùng thanh toán di động tại TP.HCM và Hà Nội có độ tuổi từ 18 - 39 (46% nam giới và 54% nữ giới). Kết quả chỉ ra rằng, động lực chính của việc người dùng hướng đến thanh toán di động bắt nguồn từ tính dễ sử dụng, nhanh chóng và thuận tiện.

Có 70% người tham gia khảo sát cho biết sử dụng thanh toán di động ít nhất một lần một tuần, trong đó 21% sử dụng mỗi ngày. Hơn 50% người dùng sử dụng các ứng dụng thanh toán để nạp thẻ cào điện thoại. Ngoài ra, họ cũng dùng để thanh toán một số dịch vụ như: Hóa đơn (Internet, điện, nước (41%)), chuyển tiền đến bạn bè hoặc người thân (40%) và vé tại rạp chiếu phim (35%)…

Khách hàng xếp hàng chờ nhận quà khuyến mãi từ ví MoMo.

Cũng theo khảo sát này, Ví MoMo thắng áp đảo về mức độ bao phủ (trên 80%) trong các lĩnh vực, dịch vụ thiết yếu hàng ngày như: Thanh toán tại cửa hàng tiện lợi (CVS), siêu thị, quán cà phê, trà sữa, nhà hàng; thanh toán các dịch vụ viễn thông tiện ích (Internet, điện, nước, truyền hình, chung cư,...) ; tài chính tiêu dùng...

Chia sẻ về kết quả trên ông Nguyễn Bá Diệp (Phó chủ tịch, đồng sáng lập Ví MoMo) cho biết: “Chúng tôi rất tự hào khi Ví MoMo nhận được sự ủng hộ và trở thành phương thức thanh toán chính của người Việt Nam. Kết quả của khảo sát này là một minh chứng thuyết phục cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của Ví MoMo và chứng tỏ trí tuệ Việt có thể làm nên sản phẩm cạnh tranh sòng phẳng và có ưu thế so với các công ty nước ngoài tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi mong rằng, trong thời gian tới, Ví MoMo sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong nước, đồng thời thu hút được thêm nhiều các nhân tài người Việt ở nước ngoài, góp sức xây dựng một nước Việt Nam hùng cường".

“Ứng dụng thanh toán trên điện thoại đang dần thay đổi thói quen mua sắm ở các nước Châu Á, và xu hướng đó cũng đang dần lan rộng vào Việt Nam. Việt Nam là nước có tốc độ phát triển phương thức thanh toán trên điện thoại nhanh nhất vào năm 2019. Điều này đã tạo ra các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp trong năm vừa qua, và MoMo có vẻ như đang dẫn đầu thị trường thanh toán này”, báo cáo cho biết thêm.

Bên cạnh những tiện ích, những ứng dụng thanh toán trên di động cũng có một số rào cản nhất định khiến một số người e ngại khi sử dụng. Đầu tiên, 32% cảm thấy lo lắng về việc bảo mật dữ liệu và họ không thật sự tin tưởng vào các ứng dụng thanh toán, họ lo rằng thông tin cá nhân của mình có để bị đánh cắp. Thứ hai, 31% người không biết cách sử dụng các ứng dụng thanh toán. Cuối cùng, số lượng cửa hàng có thể thanh toán bằng ứng dụng cũng đang bị hạn chế, trên thực tế họ vẫn phải sử dụng tiền mặt ở một số cửa hàng.

Bắt đầu hoạt động vào năm 2007, MoMo là công ty tiên phong trong lĩnh vực thanh toán di động với sứ mệnh sử dụng công nghệ để mang đến cơ hội bình đẳng cho tất cả người dân Việt Nam trong việc tiếp cận các dịch vụ và sản phẩm tài chính.

MoMo hiện có 15 triệu người dùng với hệ sinh thái phủ khắp 63 tỉnh thành, liên kết trực tiếp với 23 ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Hơn 100.000 điểm chấp nhận thanh toán và mạng lưới 12.000 đối tác trong các lĩnh vực như: Tài chính tiêu dùng, bảo hiểm, chuyển tiền, thanh toán, giải trí, thương mại điện tử, mua sắm, vận tải, dịch vụ ăn uống, y tế, giáo dục, hành chính công, chung cư, xăng dầu, hoá đơn điện, nước, nạp tiền điện thoại, 3G...

Ví điện tử MoMo đang nhận được sự hỗ trợ bởi các nhà đầu tư tài chính hàng đầu thế giới như: Goldman Sachs, Standard Chartered Private Equity (SCPE) và Warburg Pincus.

Người dùng Ví điện tử MoMo hoàn toàn an tâm vì MoMo hiện đang đáp ứng bộ tiêu chuẩn khắt khe nhất trong ngành tài chính ngân hàng quốc tế: Chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS (Payment Card Industry Data Security Standard) - là tiêu chuẩn bảo mật xác lập bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật (PCI Security Standards Council) gồm các thành viên: Visa, MasterCard, American Express, Discover Financial Services, JCB International. Tại Việt Nam, MoMo là đơn vị ví điện tử đầu tiên có chứng chỉ mức độ cao nhất là PCI DSS (Level 1).

Ví điện tử MoMo áp dụng các công nghệ xác thực tiên tiến, vượt trội như: Xác thực hai lớp; xác thực bằng vân tay hay nhận diện khuôn mặt; tự động khóa ứng dụng khi quá thời gian sử dụng; bảo vệ đường truyền chuẩn SSL/TLS; tính năng mã hóa số thẻ quốc tế (Tokenization)…

Ví MoMo đã đạt những giải thưởng uy tín trong và ngoài nước như: Top 100 công ty Fintech hàng đầu thế giới do Công ty tài chính quốc tế IFC (thuộc World Bank) công bố; “Sản phẩm thanh toán di động tốt nhất Việt Nam” của Tạp chí The Asian Banker (Singapore); “Ví điện tử số 1 Việt Nam năm 2018” của Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư; “Top 100 Fintech dẫn dầu thế giới năm 2019” của KPMG và rất nhiều những giải thưởng uy tín khác.


Theo Song Nghi/Đô Thị Mới