Thực tế cho thấy, mấu chốt của việc DN chưa thể đẩy mạnh xuất khẩu qua thương mại điện tử do kỹ năng của DN còn hạn chế. Có DN chỉ vài người ra vào sàn thương mại điện tử nên chưa biết đến các cách thức marketing, bán hàng…

Hoạt động xuất khẩu thông qua thương mại điện tử hiện nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề đáng quan tâm. (Ảnh minh họa) Hoạt động xuất khẩu thông qua thương mại điện tử hiện nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề đáng quan tâm. (Ảnh minh họa)

Với điểm xuất phát thấp khoảng 4 tỷ USD vào năm 2015, nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình trong ba năm liên tiếp cao, nên quy mô thị trường thương mại điện tử năm 2018 lên tới khoảng 7,8 tỷ USD. Nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2019 và 2020 tiếp tục ở mức 30% thì tới năm 2020 quy mô thị trường sẽ lên tới 13 tỷ USD.

Hoạt động xuất khẩu thông qua thương mại điện tử hiện nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề đáng quan tâm. Chẳng hạn, đặc điểm của thương mại điện tử xuyên biên giới loại hình B2C hoặc C2C là hàng tiêu dùng giá trị thấp.

Theo khảo sát sơ bộ của Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM), các món hàng có giá dưới 30 USD chiếm đến 80%. Do đó, chi phí để xuất trình chứng từ giấy để mua ngoại tệ và thanh toán theo quy định rất cao so với giá trị sản phẩm, chưa kể chi phí cho một điện chuyển tiền xấp xỉ 20 USD/điện.

Vì vậy, có sàn thương mại điện tử lâm vào tình cảnh thu được tiền nhưng không chuyển trả người bán được, dẫn đến tình trạng phải dùng biện pháp tình thế là nhờ công ty mẹ ở nước ngoài thanh toán giúp, sau đó bù trừ bằng những giao dịch khác.

Trước thực trạng đó, một số DN thương mại điện tử đề xuất cho phép: Mua ngoại tệ từ nguồn tiền mặt; Thay việc xuất trình tờ khai hải quan bằng kết nối dữ liệu hải quan Thay hóa đơn bằng thông tin… Theo VECOM, đối với các sản phẩm thương mại điện tử, việc pháp luật chưa chấp nhận hình thức thanh toán rút gọn với các dữ liệu điện tử thay vì chứng từ giấy đã tạo ra nhiều trở ngại cho sự phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới, đồng thời tạo nên sự thiếu minh bạch trong quy trình thanh toán.

Đối với người tiêu dùng, họ không được tiếp cận những sản phẩm tương xứng với gửi tiền và quyền được trả hàng khi hàng hóa không đúng như quảng cáo. Việc chỉ cho phép ngân hàng chấp nhận chứng từ giấy theo kiểu truyền thống trong thanh toán quốc tế và không có kết nối dữ liệu là chưa phù hợp với quy trình hiện đại hóa và nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

Theo số liệu từ Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), đến nay mới có khoảng 11% DN Việt Nam tham gia các sàn thương mại điện tử, 35% DN thiết lập được quan hệ với đối tác nước ngoài thông qua kênh trực tuyến. Trong vòng 5 năm qua số DN sở hữu website thương mại điện tử lại có chiều hướng giảm nhẹ. Lý do việc đầu tư website không khó, chi phí lại rẻ, nhưng để duy trì website đó hoạt động hiệu quả, thường xuyên và lâu dài cần sự đầu tư thích đáng và phải có tương tác thường xuyên với người dùng.

Thực tế cho thấy, mấu chốt của việc DN chưa thể đẩy mạnh xuất khẩu qua thương mại điện tử do kỹ năng của DN còn hạn chế. Có DN chỉ vài người ra vào sàn thương mại điện tử nên chưa biết đến các cách thức marketing, bán hàng…

Với nhiều rào cản như vậy, việc khuyến khích DN tham gia xuất khẩu qua thương mại điện tử trở nên khó khăn. Điều này được minh chứng qua việc dù cơ quan chức năng và các sàn thương mại điện tử lớn hiện đang nỗ lực kéo các DN và cá nhân kinh doanh tham gia hình thức xuất khẩu hàng hóa này, nhưng mới có khoảng 1.000 DN tham gia trên Alibaba và khoảng 200 DN tham gia trên Amazon, vẫn quá nhỏ so với hơn 700.000 DN đang hoạt động, trong đó 98% là DNNVV.

Ngoài ra, theo nhận định của VECOM, đến hết năm 2018 hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới loại hình B2C còn gặp nhiều khó khăn ở cả chiều xuất khẩu và nhập khẩu.

Nguồn: https://congluan.vn/vi-sao-doanh-nghiep-chua-the-day-manh-xuat-khau-qua-thuong-mai-dien-tu-post64814.html

Theo Báo Công Luận Online