Trả lời trên báo VNN, PGS.TS Đinh Thị Kim Dung, nguyên Trưởng khoa Thận Tiết niệu (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết số bệnh nhân bị suy thận những năm gần đây ngày một tăng. Bệnh nhân suy thận thường đến trong tình trạng chức năng thận suy giảm hoặc đã suy ở giai đoạn cuối.

Hậu quả của căn bệnh này khá nặng nề. Khi bệnh thận có diễn biến xấu thì nhiều vấn đề sức khỏe có thể xảy ra như thiếu máu, bệnh xương, tổn thương thần kinh và tăng huyết áp. Tổn thương thần kinh ngoại biên sẽ gây yếu chân, tay hay có cảm giác kiến bò, cảm giác nóng rát hay khó chịu và bứt rứt ở bàn chân, cẳng chân, dáng đi thay đổi...

Thói quen lối sống ăn uống không lành mạnh, rượu bia, thuốc lá, lạm dụng dùng thuốc là một trong những nguyên nhân gây ra tổn thương thận không phục hồi hay còn gọi là suy thận mãn tính.

Theo nghiên cứu khoa học, thận có chức năng lọc tất cả máu trong cơ thể theo chu kỳ 30 phút một lần, song khả năng lọc của cơ quan này có xu hướng giảm khi độ tuổi của bạn tăng lên. Khi bạn đến tuổi 30, chức năng thận sẽ giảm 10% sau mỗi thập kỷ. Đó là lý do bạn nên giảm áp lực cho thận trước khi quá muộn.

Dưới đây là những thói quen xấu cần tránh để bảo vệ thận của bạn

Ảnh minh họa

Uống đồ uống khác thay vì nước lọc

Nhiều người không thích nước vì chúng vô vị, nhạt nhẽo. Trong khi đó, nước giải khát, nước ngọt và các đồ uống có ga hay cà phê và thức uống lại hấp dẫn và ngon miệng hơn nhiều. Do đó chúng được lựa chọn như một giải pháp thay thế tốt nhất cho nước sôi. Tuy nhiên, các loại đồ uống có chứa caffeine, thường dẫn đến tăng huyết áp, mà huyết áp cao là một yếu tố quan trọng trong chấn thương thận.

Vì vậy, nên thay đổi thói quen uống thêm nước đun sôi thay vì lựa chọn đồ uống thay thế. Rèn luyện thói quen uống nước thường xuyên để góp phần đảo thải độc tố, tạo điều kiện thuận lợi cho bài tiết kịp thời, thường xuyên.

Tiêu thụ trái cây và rau quả không thích hợp

Đối với hầu hết mọi người thì tiêu thụ trái cây và rau quả là lành mạnh. Tuy nhiên với những người có rối loạn chức năng thận mãn tính thì trái cây và rau quả (nhất là những thực phẩm giàu kali) được coi như huyết áp tự nhiên làm thiệt hại thận. Trong thực tế, đối với những người có chức năng thận kém thì cần tránh bổ sung thêm thành phần kali gây tăng thận, làm tổn hại thận.

Nếu bạn bị rối loạn chức năng thận mạn tính, cần lưu ý tới việc tiêu thụ trái cây và rau quả để tránh ảnh hưởng đến thận. Không uống quá nhiều trái cây và nước ép, súp lẩu, món canh rau và ăn sáng thích hợp.

Lạm dụng thuốc giảm đau

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng thuốc giảm đau lâu dài làm giảm tốc độ dòng chảy trong máu của cơ thể, do đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc giảm đau của bệnh nhân suy thận cũng dễ dẫn đến ung thư bàng quang.

Bất kể loại thuốc giảm đau cũng không thích hợp để sử dụng lâu dài, việc sử dụng thường xuyên cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng bởi bác sỹ chuyên khoa.

Ăn thực phẩm chứa nhiều muối

Natri cùng với kali kết hợp với nhau để duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể mỗi người, điều này khá quan trọng cho thận. Nhưng trong chế độ ăn thường sử dụng quá nhiều natri nhất là các sản phẩm được chế biến sẵn.

Một khi cơ thể quá nhiều natri sẽ làm cho thận giữ nước để làm loãng muối trong máu, gây gánh nặng không đáng có cho chúng. Chính thói quen ăn muối quá nhiều có thể làm làm tăng huyết áp, hỏng chức năng của thận nhất là các cấu trúc siêu nhỏ giúp lọc chất thải. Vì thế nên sử dụng các loại thực phẩm càng tươi càng tốt để có thể kiểm soát lượng muối.

Thực phẩm giàu protein

Thịt chứa một lượng protein đáng kể. Thực tế protein rất quan trọng đối với quá trình phát triển của cơ bắp con người nhưng chuyển hóa nó là một trong những công việc khó khăn nhất mà thận phải làm. Vì thế, một chế độ ăn giàu protein từ động vật cũng làm tăng nguy cơ sỏi thận. 

Theo khuyến nghị đối với những người đã mắc bệnh thận thì cần hạn chế chế độ ăn giàu protein. 

Uống nhiều trà đặc

Caffein trong trà có tác dụng làm hưng phấn trung khu thần kinh, mang lại cho cảm giác tỉnh táo, minh mẫn cho người uống. Tuy nhiên, trà cũng chứa hàm lượng flo cao. Trong khi đó, thận lại là cơ quan giữ vai trò chủ đạo trong việc bài tiết.

Bởi vậy, uống quá nhiều trà đặc sẽ khiến lượng flo vượt quá khá năng bài tiết của thận và lắng đọng trong cơ thể, dễ gây nhiều nguy hại đối với thận nói riêng và cơ thể nói chung.

Theo Gia đình & Xã hội