Trứng không tốt cho sức khỏe

Trứng cực kỳ giàu dưỡng chất đến nỗi chúng còn được gọi là “vitamin tổng hợp từ thiên nhiên.”

Các chất dinh dưỡng có trong trứng đủ để biến một đơn bào thành một chú gà con.

Tuy nhiên, trước đây trứng được cho là xấu xa bởi vì chúng chứa một lượng cholesterol cực lớn được coi là làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Dù có rất nhiều cảnh báo về việc ăn trứng trong vài thập kỉ qua, các nghiên cứu cho thấy rằng trứng không liên quan tới bệnh tim.

Chúng chứa nhiều protein, các loại chất béo tốt, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa đặc biệt giúp bảo vệ mắt.

Chúng cũng là nguồn Choline dồi dào, đây một dưỡng chất rất quan trọng cho bộ não và khoảng 90% dân số không hấp thu đủ chất này.

Dù là nguồn thực phẩm “giàu chất béo” nhưng ăn trứng vào bữa sáng được chứng minh là giúp giảm cân đáng kể so với việc ăn sáng bằng bánh mì nướng.

Dùng máy hút sữa thay việc cho con bú

Người phụ nữ trẻ mới mang thai lần đầu thường thiếu kiến thức về chăm sóc bào thai cũng như cách nuôi dưỡng trẻ sau này.

Với lời giới thiệu về tác dụng của máy hút sữa quá hay trên mạng xã hội rồi cộng đồng chia sẻ, người phụ nữ trẻ tin rằng máy hút sữa sẽ giữ được hình dáng, săn chắc và vẻ đẹp của bầu vú - điều đó hoàn toàn không đúng, thậm chí còn có tác dụng ngược lại.

Khi nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ cần biết cho con bú đúng cách, cho trẻ bú từng bên một và khi trẻ bú hết sữa vú bên này mới chuyển sang vú bên kia, thực hiện chế độ ăn hợp lý, không kiêng khem, biết cách vệ sinh và chăm sóc bầu vú đúng cách.

Chất béo bão hòa là không lành mạnh

Trong nhiều thập kỷ, người ta tin rằng việc ăn các loại chất béo bão hòa có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Trên thực tế, ý nghĩ này là nền tảng của việc đưa ra các khuyến cáo dinh dưỡng chính thống.

Tuy nhiên, các nghiên cứu được công bố trong nhiều thập kỉ qua chứng minh chất béo bão hòa hoàn toàn vô hại.

Một nghiên cứu lớn được diễn ra năm 2010 đã xem xét dữ liệu từ tổng số 21 nghiên cứu gồm 347,747 cá nhân tham gia. Họ không tìm thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ chất béo bão hòa và nguy cơ mắc bệnh tim.

Rất nhiều nghiên cứu khác cũng khẳng định những phát hiện trên… rằng chất béo bão hòa không hề có liên quan gì với việc mắc bệnh tim. “Cuộc chiến” về chất béo dựa trên những giả thuyết chưa được chứng minh bằng cách nào đó trở nên được phổ biến rộng rãi.

Sự thật là chất béo bão hòa làm tăng lượng HDL (cholesterol “tốt”). Nó cũng làm thay đổi cholesterol HDL từ dạng nhỏ, đặc (rất, rất xấu) sang dạng lớn, lành tính.

Điều đó có nghĩa là không có lí do gì chúng ta lại sợ bơ, thịt hay dầu dừa… những thực phẩm này hoàn toàn có lợi cho sức khỏe.

dinh-duong

Khi nhận được thông tin liên quan đến sức khỏe đáp ứng nhu cầu của mình, chúng ta cần cân nhắc kỹ càng, suy xét đúng sai trước khi hành động (Ảnh minh họa)

Chế độ ăn kiêng tốt nhất là ít chất béo, giàu carb

Kể từ năm 1977, các cơ quan y tế đã khuyên mọi người nên ăn chế độ ít chất béo, giàu carb.

Điều này ban đầu dựa trên các quyết định chính trị và nghiên cứu chất lượng thấp mà từ đó đã được vạch trần triệt để.

Điều thú vị là bệnh béo phì bắt đầu bùng phát ở thời điểm gần như chính xác với việc hướng dẫn về chế đọ ăn ít chất béo lần đầu tiên xuất hiện.

Kể từ đó, một số nghiên cứu lớn đã kiểm tra sự ảnh hưởng tới sức khỏe của chế độ ăn ít chất béo.

Ở tổ chức Hành động vì Sức khỏe Phụ nữ (Women’s Health Initiative), một nghiên cứu lớn nhất đã cho 48,835 phụ nữ ngẫu nhiên ăn chế độ ăn ít chất béo hoặc tiếp tục ăn theo chế độ ăn tiêu chuẩn phương Tây.

Sau thời gian nghiên cứu là 7.5 năm, nhóm người béo phì chỉ cân nặng ít hơn 0.4 kg và không giảm bệnh tim mạch hoặc ung thư.

Các nghiên cứu khác cũng đồng nhất quan điểm, chế độ ăn uống này nổi tiếng là không có hiệu quả.

Dù có có thể có hiệu quả với những cá thể khỏe mạnh và năng động, nhưng đối với người béo phì, mắc hội chứng chuyển hóa hay tiểu đường, chế độ ăn ít chất béo có thể rất nguy hiểm.

Tóm lại, muốn có một sức khỏe tốt để lao động, học tập và để có một thế hệ tương lai sau này với một thể lực, tầm vóc và trí tuệ tốt thì mỗi người dân cần trang bị kiến thức khoa học về sức khỏe nói chung, khoa học về dinh dưỡng nói riêng.

Theo Giadinhvietnam.com