Tại Hội nghị cấp Bộ trưởng về phòng chống bệnh đái tháo đường được tổ chức tại Singapore trong 2 ngày 26 và 27/11 với sự tham dự của Bộ trưởng y tế 18 nước và 300 đại biểu là nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu, các nhà quản lý đến từ các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức quốc tế và các chính phủ, trong đó có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến các chuyên gia đã đưa ra nhiều vấn đề giật mình về bệnh đái tháo đường.

Theo đó, bệnh đái tháo đường hiện nay đượ coi là một trong những gánh nặng bệnh tật và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay có khoảng 425 triệu người mắc, con số này tiếp tục tăng lên 625 triệu người vào năm 2045. Chi phí chăm sóc và điều trị bệnh đái tháo đường hiện nay ước tính hết 1 nghìn tỷ USD và khoảng 2,5 nghìn tỷ USD vào năm 2050.

Các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học tập trung thuận về thực trạng bệnh đái tháo đường hiện nay, cơ hội và thách thức, giải pháp nhằm kiểm soát và ngăn ngừa bao gồm cam kết của các chính phủ, môi trường để từng cá nhân có lối sống lành mạnh, giáo dục và nâng cao sức khoẻ, dinh dưỡng và luyện tập.

Một trong những vấn đề được các đại biểu thảo luận đó là sàng lọc và phát hiện sớm tại cộng đồng để quản lý, huy động nguồn lực xã hội, cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tháo đường từ trong bụng mẹ; giáo dục, nâng cao sức khoẻ, phòng ngừa đối với tuổi trẻ khi đang đi học.

botruongtien

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dự Hội nghị cấp Bộ trưởng về phòng chống bệnh đái tháo đường được tổ chức tại Singapore

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay, để phòng chống bệnh đái tháo đường cần có sự vào cuộc của các cấp và sự tham gia của mọi người dân. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược phòng chống các bệnh không lây nhiễm đến năm 2020, trong đó có việc phòng chống và điều trị bệnh đái tháo đường.

Việc phòng ngừa bệnh đái tháo đường có vai trò quan trọng của các cơ quan truyền thông đại chúng, giúp cho người dân hiểu biết, ngăn ngừa bệnh đái tháo đường. Chính phủ Việt Nam đang triển khai việc quản lý bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng, giúp cho người dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa dễ dàng tiếp cận được các dịch vụ cơ bản tại cộng đồng. Ngoài ra, việc nâng cao sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng, sàng lọc phát hiện sớm giúp quản lý, giảm chi phí điều trị...

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đề xuất các nước nên thành lập Quỹ phòng chống các bệnh không lây nhiễm để hỗ trợ sáng kiến, nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm cũng như hỗ trợ cho các quốc gia trong khu vực.

Theo Giadinhvietnam.com