-
Bệnh Raynauld
Bệnh Raynauld xảy ra khi các động mạch nhỏ, các mao mạch máu bị co thắt, gây biến đổi màu sắc da và thiếu dưỡng vùng mô mà mạch máu đó nuôi dưỡng. Thời tiết lạnh của mùa đông thúc đẩy nguy cơ phát triển bệnh Raynauld.
Tình trạng căng thẳng cảm xúc cũng góp phần khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh Raynauld tiến triển qua 3 giai đoạn thay đổi màu sắc da. Đầu tiên da trở nên tái nhợt (màu trắng) do mạch máu bị co lại. Giai đoạn sau chuyển thành màu xanh tím do hiện tượng khử ôxy, thiếu ôxy. Giai đoạn cuối cùng các mạch máu giãn ra và da trở nên đỏ hồng trở lại.
Tuy nhiên, các giai đoạn này nhiều khi xuất hiện không điển hình, có thể chỉ thấy giai đoạn 1 và 2.
Bệnh Raynauld nếu kéo dài sẽ dẫn tới hiện tượng thiếu máu cục bộ làm tổn hại vùng mô do mạch máu chi phối. Hiện tượng xơ chai hoặc nặng hơn là hoại tử đầu các ngón có thể xuất hiện nếu tình trạng thiếu máu lâu dài và nghiêm trọng, thường gặp trong Raynaud thứ phát.
Để giảm thiểu triệu chứng, người bệnh nên hạn chế hoạt động ngoài trời lạnh, sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi lao động và sinh hoạt, giữ ấm bàn tay, bàn chân về mùa mưa, mùa lạnh. Người bệnh cũng có thể được điều trị bằng thuốc, chẳng hạn như thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế alpha hoặc các thuốc giãn mạch.
Khi nghi ngờ mắc bệnh Raynauld nên nhanh chóng đi khám vì có thể liên quan tới một số bệnh nghiêm trọng khác như viêm khớp dạng thấp, lupus và xơ cứng bì.
-
Bệnh ngứa ngoài da
Bệnh ngứa ngoài da là một trong những bệnh về da thường gặp, nhất là vào mùa đông, bệnh có tỷ lệ bùng phát càng cao.
Nguyên nhân do những yếu tố kích thích bên ngoài gây ra, như dị ứng do tiếp xúc với động vật hay phấn hoa; ăn các loại thức ăn như hải sản, thịt bò; muối đốt cũng có thể gây ra viêm da do côn trùng…
Hơn nữa, mùa đông lạnh, ít mưa, độ ẩm thấp làm cho không khí khô càng làm tăng kích thích tới da, dẫn đến mắc bệnh ngứa ngoài da.
Để đề phòng bệnh ngứa ngoài da vào mùa đông, không nên tắm quá nhiều và nhiệt độ nước quá nóng, không nên dùng các chất tẩy rửa để tránh làm mòn da, gây khô da, không nên chọn những trang phục được làm bằng sợi hóa chất, sợi nhân tạo rất dễ tĩnh điện, gây kích thích đến da và làm ngứa da.
Đặc biệt, để tránh khô da, buổi tối khi đi ngủ đặt trong phòng một chậu nước có nhiệt độ không quá cao, khoảng tầm 18 đến 24 độ.
Khi bị ngứa cần hạn chế tối đa gãi, vì như thế có thể làm da chảy máu, kết vảy gây ra viêm nhiễm, làm cho bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn, kéo dài thời gian điều trị.
-
Bệnh chàm
Hay còn gọi là bệnh viêm da cơ địa chung, thường gặp ở những người bị dị ứng và hen suyễn.Biểu hiện là tổn thương khô da chân, mặt, tróc vảy, đỏ. Vào mùa đông, bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh xuất hiện ở trẻ sơ sinh, đến 7-8 tuổi thường tự khỏi, nếu không khỏi bệnh chuyển thành viêm da cơ địa người lớn, thành mãn tính.
Cách phòng tránh bệnh chàm là giữ ấm cho cơ thể, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa, sử dụng kem dưỡng ẩm da phù hợp…
Khi bị chàm, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ và sử dụng các loại thuốc đặc trị.
-
Bệnh da đỏ
Bệnh da đỏ thuộc nhóm các bệnh về da vào mùa đông, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Nguyên nhân do giãn những mạch máu nhỏ làm cho chúng dễ thấy bằng mắt thường. Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của bướu có mụn nhọt ở vùng mũi, cằm giống như mụn trứng cá ở người lớn.
Để tránh bé mắc phải bệnh này, các bậc phụ huynh cần chú ý luôn giữ ấm cơ thể cho bé, khi đi ra nắng, cần bảo vệ da bằng một tấm khăn mềm, cho trẻ ăn uống đầy đủ, đặc biệt uống nhiều nước và vitamin C, giữ cho không gian sống luôn thoáng mát…
-
Bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến là bệnh về da thường gặp vào mùa đông. Bệnh không di truyền gây ngứa, khô da, thỉnh thoảng có mảng đau, phân bố nhiều ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu và phần thấp của lưng.
Người có các triệu chứng trên cần đến ngay các cơ sở y tế khám bệnh và điều trị, tránh ủ bệnh lâu sẽ càng nguy hiểm.
Bệnh này không chỉ ảnh hưởng ngoài da, mà còn có thể gây viêm gây tắc động mạch dẫn đến cơn đau thắt ngực (đau tim) do sự hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch.
Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh này là giữ tâm bình an, tránh stress. Cần chú ý tới nhiệt độ cơ thể, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt…cho phù hợp.
Chúc các bạn sức khỏe./.