Nước gừng
Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm có tác dụng tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Gừng phát tán phong hàn, chống ói.. Vỏ gừng giúp lợi tiểu, thanh lọc cơ thể.
Vị gừng nóng có tác dụng chống say rượu. Gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Pha vài lát gừng tươi vào nước nóng hoặc có thể thêm một thìa mật ong, chanh tươi để hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.
Nước chanh
Dùng chanh tươi là phương pháp giải rượu truyền thống mà nhiều người thường dùng. Lấy một cốc nước ấm, sau đó cắt lát hoặc vắt chanh vào, thêm ít đường hoặc muối để thức uống thêm đậm đà, dễ uống.
Bột sắn dây
Pha một cốc bột sắn dây có vắt chanh để uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng giúp cho gan tham gia đào thải độc tố.
Nước đậu xanh
Trong đông y, đậu xanh vị ngọt, tính hàn, bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, làm sáng mắt, nhuận họng, hạ huyết áp, mát buồng mật, bổ dạ dày, thích hợp với các bệnh nhân say nắng, miệng khát, người nóng, thấp nhiệt, ung nhọt, đậu mùa.
Trong đậu xanh có chứa tannin, protein, những hợp chất flavone có thể kết hợp cùng với arsenic, thủy ngân, chì và một số hợp chất khác để giải độc.
Nấu cháo đậu xanh để nguội, cho ăn liền vài bát hoặc nhai một nắm lá sống đã rửa sạch thật kỹ rồi nuốt.
Nước ép cà chua
Cà chua bổ sung nhiều vitamin E tăng năng lượng cho cơ thể vừa giải rượu rất tốt. Cách giải ngộ độc rượu đơn giản và dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín.
Ngoài ra, trong cà chua có nhiều nguyên tố kali, canxi, natri sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể bị mất đi do bị nôn.
Nước dừa
Nước dừa chứa chất điện giải quan trọng như kali và natri, giúp bạn giải rượu rất tốt. Do đó, bạn nên cho người say rượu uống ngay 1 cốc nước dừa sẽ giúp họ tỉnh táo trở lại. Chính vì thế, uống một ly nước dừa tươi vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau một đêm mệt mỏi vì quá chén.
Đây cũng là một trong những thứ nước giải khát tuyệt vời, giúp làm dịu cơn khát, đồng thời cung cấp các chất điện giải cho cơ thể.