1. Không nên tiêu hết 10 đồng khi làm ra được 10 đồng:
Bạn nên chia thu nhập bản thân làm nhiều phần tùy theo nhu cầu của bạn: một phần cho chi tiêu căn bản như ăn uống, một phần để mua sắm các vật dụng cần thiết, một phần dùng tiết kiệm cho những mục tiêu trong tương lai như mua nhà hay đi du lịch và một phần để dành cho những rủi ro biến cố về sức khỏe.
2. Phải biết nói không với những lời chào mời ngon ngọt:
Các chuyên gia marketing rất biết cách móc hầu bao khách hàng bằng nhiều hình thức mời chào sản phẩm hấp dẫn. Rất nhiều món hàng nhìn chỉ khác hình thức và kiểu dáng dù công dụng của nó không khác là bao so với cái bạn đã mua trước đó và đang sử dụng.
Nếu ở nhà bạn đã có món đồ đó, hãy cân nhắc lý do tại sao phải mua một món đồ mới tương tự công năng.
Khi chúng ta may mắn có được thu nhập tốt, chúng ta cũng không nên tiêu xài xả láng một cách hoang phí để bù đắp cho những thiếu hụt trong quá khứ nghèo khổ!
Có rất nhiều mục tiêu trong cuộc sống, nếu không phải vì bản thân bạn thì sẽ là vì con cháu của bạn. Nếu muốn đầu tư cho con cháu mình được đi du học nước ngoài cũng sẽ tốn khá nhiều tiền bạc và thời gian.
Với lại, không ai biết rủi ro bạn sẽ gặp phải về thu nhập trong tương lai. Chắc gì công việc của bạn luôn luôn thuận lợi và không bao giờ gặp phải khó khăn?
4. Không nên chi tiêu một cách sĩ diện hão:
Người giàu hẳn có cách chi tiêu của người giàu. Người kém thu nhập hơn ắt cũng sẽ có những cách chi tiêu riêng. “Liệu cơm gắp mắm”, không nên chi tiêu quá đà chỉ để chứng tỏ một điều gì đó cho thiên hạ thấy; vì có thể sau khi chi tiêu quá đà, bạn sẽ lâm vào cảnh nợ nần, túng quẫn, stress triền miên…
5. Biến các công cụ trong nhà thành những vật dụng đa năng:
Chỉ một chút khéo tay, bạn có thể sáng tạo ra rất nhiều món đồ ý nghĩa. Ví dụ: thay vì mua tranh ở cửa hàng tranh, bạn có thể chọn một bức hình đẹp trên internet và in ra đóng khung và treo trên tường nhà.
Thay vì mua một hộp đựng các cây cọ trang điểm, hãy sử dụng một chiếc ly thủy tinh hoặc ly gốm bạn có sẵn trong nhà thay thế.
Việc lên kế hoạch giúp ta phần nào lường trước để tránh khỏi các rủi ro trong tương lai. Lên kế hoạch cũng cho ta biết được việc thu nhập nên chia ra thành bao nhiêu phần và mỗi phần cần bao nhiêu tiền.
Bạn càng lên kế hoạch kỹ bao nhiêu, rủi ro mất tiền oan hoặc chi tiêu không hợp lý càng giảm thiểu bấy nhiêu.
7. Tiết kiệm không đồng nghĩa với dè sẻn và keo kiệt:
Những gì cần mua bạn vẫn phải mua, không nên cắt giảm thái quá một cách keo kiệt. Khi lâu ngày đến thăm người lớn quan trọng, ta nên mua một chút quà nhỏ thay vì đi tay không.
Khi ốm đau, ta không nên tự chịu đựng thay vì phải đi gặp bác sĩ hoặc mua thuốc uống. Đường đi làm xa ta cố gắng mua cái xe thay vì đi bộ hoặc nhờ vả xe cộ của người khác nhiều lần một cách thản nhiên. Cũng không nên vì tiết kiệm quá mà nhịn ăn nhịn uống.
Tiền thuốc men và những loại tiền khắc phục hiệu quả sau đó tôi nghĩ nó còn tốn hơn gấp bội lần. Hãy phân biệt rõ những gì cần tiêu, nên tiêu và không nên tiêu.