Giá trị dinh dưỡng có trong rau muống

Trong rau muống có 92% nước, 3,2% protit, 2,5% gluxit, 1% xenluloza, 1,3% tro. Hàm lượng muối khoáng cao: canxi, phốt pho, sắt, Vitamin có carotene , vitaminC, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2

Ngoài hương vị ẩm thực, rau muống còn là vị thuốc tốt cho sức khỏe.

Thời tiết nắng nóng, làm việc mất nhiều mồ hôi, thì dùng rau muống và chanh để làm thuốc giải nhiệt rất hay. Bạn chỉ cần lấy rau muống một bó đem rửa sạch, rồi luộc với nước thật sôi. Dùng nước luộc rau muống, vắt vào mấy lát chanh, nêm ít gia vị để dùng.Ngoài ra, dùng món này còn bổ sung chất khoáng và vitamin C cho cơ thể.

rau2

Ăn rau muống không gây ảnh hưởng đến thai nhi (Ảnh minh họa)

Khi bị say nắng, lấy rau muống giã lấy nước uống; hoặc dùng nước rau muống luộc cho vào tí muối để uống.

Rau muống có tác dụng kích thích sinh tạo máu và tế bào mới, vì trong rau muống có chứa nhiều chất sắt (Fe++) và chất khoáng. Ngoài ra, phụ nữ trong thời gian nuôi con nhỏ, có thể lấy rau muống luộc, nghiền lấy nước cho trẻ uống để bổ sung khoáng chất. Người bị ốm mới dậy, trong thực đơn nên kèm rau muống sẽ chóng lại sức.

Khi thời tiết lạnh, nhất là mùa đông, dùng rau muống xào tỏi, giúp cơ thể ấm áp, đồng thời còn phòng chống được mắc cảm cúm và nhiễm lạnh…

Ngoài ra, rau muống có tác dụng Chữa bệnh đái tháo đường. Đắp vết loét do bệnh zona.

Ăn rau muống có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Theo các chuyên gia thì rau muống mang lại rất nhiều lợi ích cho các bà bầu. Bà bầu có thể ăn rau muống trong thời gian mang bầu một cách điều độ.

Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, rau muống là một trong những nguồn cung cấp nhiều amino axit, canxi, sắt, vitamin B và C… Với hàm lượng sắt dồi dào, bà bầu ăn rau muống có thể giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, triệu chứng thường gặp ở rất nhiều mẹ bầu.

Đặc biệt, ngoài hàm lượng chất xơ cao, rau muống còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, rất phù hợp với những mẹ bị chứng táo bón khi mang thai “hành hạ”.

Theo Giadinhvietnam.com