Sơ cấp cứu là kỹ năng cần thiết để giúp người gặp nạn

11h trưa nắng gắt, đang chạy xe trên đường, anh Khiêm nhận được cuộc gọi nhờ hỗ trợ một bác tài Grab bị tông xe. Gấp gáp tới nơi, thấy đầu gối tài xế sưng to, có thể ảnh hưởng đến xương, anh băng bó cố định rồi đưa ngay người đồng nghiệp tới bệnh viện. May mắn là cả người gây tai nạn và người nhà của họ cũng có mặt, lo hết thủ tục nằm viện cho tài xế nên anh cũng yên tâm. “Nhiều người gây tai nạn rồi bỏ chạy, nhưng gia đình này thực sự tử tế. Họ lo cho tài xế gặp nạn và cả người hỗ trợ. Họ gởi anh 500.000 đồng cà phê bù thời gian anh giúp đưa tài xế vào viện. Anh xúc động nhưng không lấy, bởi giúp người là việc nên làm”, anh Khiêm nhã nhặn nói.

Không chỉ hỗ trợ anh em tài xế, bác tài 44 tuổi này còn sẵn sàng sơ cứu cho người gặp nạn trên đường. Vài tháng trước, anh chứng kiến một cô lớn tuổi bị tông ngã trầy tay. Anh Khiêm vội vàng lấy đồ nghề ra băng bó, rồi cùng người đi đường đưa cô đến bệnh viện. Được mấy cô y tá khen kỹ thuật sơ cứu chuyên nghiệp “thượng thừa”, lòng anh vui như mở hội, anh coi đó là lời động viên để tiếp tục công việc cứu người đang làm.

“Anh chẳng nghĩ mình dũng cảm gì đâu, thấy người gặp nạn, mình biết thì mình phải làm thôi”. Ảnh Grab
“Anh chẳng nghĩ mình dũng cảm gì đâu, thấy người gặp nạn, mình biết thì mình phải làm thôi”. Ảnh Grab

‘Nhờ Grab, tôi không đơn độc trên hành trình giúp người’

Trước kia, anh Khiêm từng công tác nhiều năm tại bộ phận hỗ trợ sau cai nghiện, nên có được kinh nghiệm và kiến thức sơ cứu cơ bản. Nhưng nghề này vất vả, thức đêm hôm nhiều, nên vợ con khuyên anh đổi việc. Từ ngày trở thành đối tác Grab, anh Khiêm được tham gia nhiều khóa nâng cao kỹ năng, trong đó có lớp sơ cấp cứu mà Grab phối hợp cùng Hội chữ thập đỏ Việt Nam và Kỹ năng sinh tồn Việt Nam (SSVN) tổ chức. Tham gia khóa học, các đối tác tài xế được tập huấn cùng chuyên gia y tế, tiếp cận kỹ thuật mới, được cấp túi cứu thương.

Các tổ đội cũng thường tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm sơ cấp cứu để cùng nhau nâng cao kỹ năng. Nhờ tích cực tham gia các lớp tập huấn của Grab và cũng dày dạn kinh nghiệm, anh Khiêm tự tin khi nhận lời mời “đứng lớp” để truyền đạt kỹ năng sơ cứu cho các anh em từ các tổ đội khác. “Anh mong các anh em tài xế đều có kỹ năng sơ cứu cơ bản để giúp được người bị nạn. Không giàu có để giúp bằng tiền của, vật chất thì mình dùng tấm lòng, giúp người trong khả năng của mình”, anh Khiêm cười hiền. Anh nói tiếp: “Ngày mới vào Grab, anh cũng được anh em hết mình hỗ trợ. Vì vậy anh cũng tự tâm niệm mình biết cái gì thì giúp anh em lại cái đấy, từ cách dùng ứng dụng đến kỹ năng sơ cấp cứu”.

Anh Khiêm luôn mang theo cả túi sơ cấp cứu ở phía trước xe. Ảnh Grab
Anh Khiêm luôn mang theo cả túi sơ cấp cứu ở phía trước xe. Ảnh Grab

Sau lưng những bác tài Grab không chỉ là hành khách, món ăn, hàng hóa mà còn là những câu chuyện về lòng tốt cần được lan toả. Hình ảnh bác tài Mạnh Khiêm với chiếc túi sơ cứu luôn sẵn sàng hỗ trợ người bị nạn như một biểu tượng tình người ấm áp, thắp lên niềm tin và sự lạc quan về một ngày mai tươi sáng hơn.

*Bài viết được thực hiện vào tháng 6.2021, trước khi TPHCM áp dụng lệnh giãn cách.

Không chỉ mang đến cơ hội thu nhập cho các đối tác tài xế, Grab còn triển khai nhiều chương trình hỗ trợ dành cho các bác tài trong mùa dịch. Bên cạnh chương trình hỗ trợ đối tài xế bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đang triển khai, Grab Việt Nam vừa qua đã công bố dành tặng 50.000 gói bảo hiểm PTI - Vững Tâm có quyền lợi trợ cấp khi nằm viện, bao gồm cả trường hợp nằm viện do bệnh và bệnh dịch, dành cho đối tác tài xế Grab khắp cả nước.

Ngoài ra, Grab Việt Nam cũng đang trong quá trình triển khai chương trình cung cấp kiến thức y tế và tư vấn trực tuyến đặc biệt về sức khỏe trong mùa dịch hoàn toàn miễn phí cho các bác tài.

Theo Nhật Minh/Đô Thị Mới

Nguồn: https://dothi.reatimes.vn/toancanh/bac-tai-so-cap-cuu-va-nhung-cau-chuyen-chua-ke-20201231000003568.html