Black Friday nguyên gốc ở thị trường nước ngoài thường sale hàng hóa đang thịnh hành, đang “mốt”, hàng mới ra, hoặc là hàng “hot”. Mức giá giảm rất sâu, thậm chí đến 90%, ngay cả những mặt hàng công nghệ hay điện gia dụng. Giảm như thế mới thực sự kích thích người tiêu dùng chen lấn xô đẩy tranh cướp móc tiền ra mua sắm.
Nhưng ở thị trường Việt Nam, Black Friday hình như bị “mất vía”, bởi vì hàng hóa giảm giá cả năm, tháng nào cũng 2 – 3 đợt giảm giá thì ngày “Đại hạ giá” cũng chả có mấy ý nghĩa nữa, thì phải (?!) Đã thế, hàng hóa giảm hầu hết là hàng tồn, hàng cũ, hàng cận date,… Hàng mới có giảm thì giảm cho vui 10-20% thực là “không bỏ”. Ngay kể cả các nhãn nước ngoài, khi vào Việt Nam, các chương trình Black Friday cũng mang “màu sắc” Việt, chẳng mấy hấp dẫn như nguyên bản.
Thế, chẳng mấy lạ khi đến mùa Black Friday, người tiêu dùng Việt Nam lại ùn ùn rủ nhau lên mạng, í ới gom mua chung hàng giảm giá ở tận trời Tây, dù biết phải đối mặt với nguy cơ hàng giả, hàng nhái,…
Thiệt lắm!