Những chỉ số vượt mức đáng báo động của không khí Hà Nội
Các nhà khoa học mới đây đã công bố thông tin cho hay, có thời điểm trong tháng 1/2019, tại Việt Nam, nồng độ bụi mịn vượt mức 100, gấp trên 2 lần quy chuẩn quốc gia và gấp trên 4 lần so với quy chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO.
Xếp hạng chỉ số chất lượng không khí AQI ngày 17/9 của các thành phố trên thế giới, Hà Nội ở vị trí thứ hai. (Ảnh: Vnexpress)
Theo AirVisual, chỉ số chất lượng không khí (AQI) ngày 17/9 tại nhiều điểm trong Hà Nội ở "mức kém", liên tục dao động từ 100 đến 200. Các ngày 14-16/9 chỉ số AQI đo ở hơn 20 địa điểm luôn trên 100. Điểm đo tại Hà Đông, Nam Từ Liêm, Hoàn Kiếm AQI trên 150.
Nguồn số liệu từ Cổng thông tin quan trắc môi trường, UBND Hà Nội sáng 27/9 cũng cho thấy, chỉ số AQI tại Thủ đô là 147. Một số điểm đo như tại UBND phường Minh Khai, Bắc Từ Liêm, chỉ số lên tới 187, Hàng Đậu, Phạm Văn Đồng 182,…
Bụi siêu mịn trong không khí ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Giới chuyên gia nhận định, loại bụi siêu mịn này hình thành từ các chất như cacbon, sunphua, nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. Khi con người tiếp xúc lâu dài với chúng có thể gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe.
Gây nên các bệnh về đường hô hấp
Như chúng ta đã biết quá trình hô hấp là đưa oxy vào phổi, tại phổi, oxy tiếp xúc với máu, trong máu có chất hemoglobin, chất này kết hợp với oxy, mang oxy đến các tế bào. Bụi mịn cộng với khí CO hay SO2, NO2 nhiều sẽ cản hemoglobin kết hợp oxy khiến tế bào thiếu oxy. Đây là căn nguyên gây ra kích ứng mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi... và những bệnh về hô hấp.
Tiếp xúc lâu dài với bụi siêu mịn có thể gân nên ung thư phổi (Ảnh minh họa)
Nguy hiểm hơn bụi siêu mịn khi tiếp xúc lâu dài gây gia tăng tỷ lệ viêm phế quản mạn tính, giảm chức năng phổi, tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi.
Gây nhồi máu cơ tim
Ngoài những căn bệnh về hô hấp nói trên, bụi siêu mịn khi tấn công vào phế công vào phế nang, vượt qua vách ngăn khí - máu để đi vào hệ tuần hoàn và gây bệnh, thậm chí chúng còn có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, gây tắc nghẽn mạch máu làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Suy giảm trí nhớ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học người Mỹ cho thấy tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm có thể đẩy nhanh sự suy giảm nhận thức, ảnh hưởng đến hoạt động não bộ, tăng nguy cơ đột quỵ và chứng mất trí nhớ và trầm cảm.
Bụi siêu mịn làm cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng
Do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên nếu như tiếp xúc với bụi siêu mịn cùng một nồng độ khí ô nhiễm hít phải, lượng chất trực tiếp đi vào cơ thể trẻ em có thể cao gấp 2 lần người lớn khiến trẻ dễ bị còi xương suy dinh dưỡng, khó phát triển chiều cao toàn diện.