Cơm là món ăn phổ biến ở các nước thuộc khu vực châu Á. Tuy nhiên, một chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, nếu bạn để cơm quá 24 giờ thì nguy cơ ngộ độc là rất lớn.
Fiona Hunter – Nữ chuyên gia này còn cho rằng, bạn cũng không nên hâm nóng cơm nhiều lần.
Gạo chưa nấu chín có thể chứa bào tử vi khuẩn gọi là Bacillus cereus. Những bào tử này thậm chí không thể tiêu diệt hết và biến thành vi khuẩn, sinh sôi nảy nở trong điều kiện nhiệt độ nóng.
Gạo tuy đã nấu chín nhưng để ở nhiệt độ phòng thì vi khuẩn càng có nhiều khả năng sinh sôi hơn. Những vi khuẩn này gây ngộ độc và nôn mửa.
Nếu nấu nhiều cơm, hãy chia thành nhiều phần nhỏ để cơm nguội nhanh hơn hoặc cho cơm vào tủ lạnh nếu dự định để ăn vào bữa sau.
Rất nhiều loại gạo nhiễm hóa chất, độc tố từ nguồn nước hoặc do cách chăm bón của người trồng. Do vậy, bạn cần cẩn thận nấu gạo chín kỹ hoặc làm theo một số cách để giảm độc tố của gạo.
Giáo sư Andy Meharg (Đại học Queens Belfast) đã kiểm tra mức độ hóa chất sau khi nấu cơm theo ba cách khác nhau: Vo gạo nấu liền, ngâm qua đêm và nấu nhiều nước.
Kết quả cho thấy, nếu nấu cơm nhiều nước sẽ giúp loại bỏ asen, ngăn chặn bất kỳ nhiễm độc hóa chất nào có thể xảy ra. Còn nếu ngâm gạo qua đêm sẽ làm giảm khoảng 80% độc tố công nghiệp liên quan đến bệnh tim và ung thư.