Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (HNX-UPCoM: MCH, gọi tắt: Masan Consumer) là công ty con của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan. Masan Consumer là công ty thực phẩm và đồ uống lớn nhất Việt Nam, dẫn đầu trong các ngành hàng gia vị, thực phẩm tiện lợi và đồ uống. 

Tên đầy đủ CTCP Hàng tiêu dùng Masan
Tên viết tắt Masan Consumer
Năm thành lập 1996
Hình thức doanh nghiệp Doanh nghiệp Việt Nam; Masan Group nắm giữ hơn 80% cổ phần
Địa chỉ

Tầng 12, tòa nhà MPlaza Saigon

Số 39 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM


Chủ tịch HĐQT:

Nguyễn Đăng Quang

ĐT: (84.28) 62 555 660
Website www.masanconsumer.com

Các Công ty thành viên và liên kết của Tập đoàn Masan là những công ty dẫn đầu các lĩnh vực thực phẩm chế biến và đồ uống, thịt có thương hiệu, bán lẻ, sản xuất hóa chất công nghiệp và dịch vụ tài chính, là những lĩnh vực đang tăng trưởng cao của nền kinh tế Việt Nam. 

Các sản phẩm của Masan

Danh mục các sản phẩm của Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan bao gồm những thương hiệu được nhiều người biết đến như: Chin-su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Vinacafe, Wake-up, Wake-up 247, Vivant, Vĩnh Hảo và Quang Hanh.

VinGroup và Masan Group đã bắt tay nhau để thành lập Tập đoàn hàng Tiêu dùng - Bán lẻ hàng đầu trong nước

Quý 4/2019, Masan Consumer Holdings (“MCH”) đạt tăng trưởng doanh thu lần lượt là 15,0% so với cùng kỳ năm trước và 20,0% so với Quý 3/2019 nhờ vào chiến lược cao cấp hóa sản phẩm và tăng trưởng của ngành hàng đồ uống.

Các mảnh ghép chiến lược trung hạn của Masan đã được hoàn chỉnh sau thương vụ sáp nhập VinCommerce và công bố chào mua công khai đa số cổ phần Công ty Cổ phần Bột giặt Net. 

Masan cho biết, năm 2020 sẽ là năm tập trung cho hoạt động thực thi để:

- Hoàn thiện danh mục các sản phẩm cao cấp và sản phẩm đồ uống của MCH, tạo động lực tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ở mức hai chữ số;

- Tăng quy mô ngành thịt, qua đó mảng thịt chiếm ít nhất từ 20-25% doanh thu thuần của Masan MEATLife (“MML”);

- Hoạch định lộ trình cụ thể để đưa VinCommerce (“VCM”) đạt lợi nhuận và số hóa toàn bộ nền tảng bán lẻ; 

- Phát huy sức mạnh hiệp lực của nền tảng từ sản xuất đến bán lẻ để mang đến lợi ích cho người tiêu dùng. 

Trong năm 2019, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) hoàn tất sáp nhập Masan Consumer Holdings (MCH) và VinCommerce (VCM) để thành lập tập đoàn tiêu dùng lớn nhất Việt Nam. MSN là cổ đông sở hữu đa số cổ phần (nắm 70% cổ phần) của công ty mới. Công ty mới sẽ nắm giữ 85,7% cổ phần MCH and 83,7% cổ phần VCM. VCM hiện đang vận hành 134 siêu thị Vinmart, 2.888 cửa hàng Vinmart+ và 14 nông trại công nghệ cao VinEco cung cấp rau củ quả tươi.

Năm 2020 sẽ là năm tập trung cho hoạt động thực thi để MSN hoàn thiện danh mục các sản phẩm cao cấp và sản phẩm đồ uống của MCH, tạo động lực tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ở mức hai chữ số. Đồng thời, tăng quy mô ngành thịt, qua đó mảng thịt chiếm ít nhất từ 20-25% doanh thu thuần của Masan MEATLife (MML); hoạch định lộ trình cụ thể để đưa (VCM) đạt lợi nhuận và số hóa toàn bộ nền tảng bán lẻ; và phát huy sức mạnh hiệp lực của nền tảng từ sản xuất đến bán lẻ để mang đến lợi ích cho người tiêu dùng.

Kết quả kinh doanh nổi bật Quý 1/2020

- So với mức doanh thu 3.192 tỷ đồng vào Quý 1/2019, doanh thu Quý 1/2020 tăng 6,4% đạt 3.397 tỷ đồng.

- Nhìn chung, doanh thu mảng thức ăn chăn nuôi được hỗ trợ bởi tăng trưởng 13,2% ở mảng thức ăn gia cầm và 7,4% ở mảng thức ăn thủy sản.

- Ngành hàng thịt: Mảng B2C tăng trưởng tốt do người tiêu dùng ngày càng đón nhận sản phẩm thịt mát MEATDeli, hệ thống phân phối được mở rộng và ra mắt các sản phẩm thịt mát chế biến đã thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của ngành thịt tại MML. Tính đến cuối Quý 1/2020, đã có 1.100 điểm bán đi vào hoạt động

- Ngành thức ăn chăn nuôi: Biên EBITDA ổn định nhờ vào mô hình hoạt động tinh gọn.

- Doanh thu thức ăn gia cầm tăng khi nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm/trứng tăng trong bối cảnh giá thịt heo tăng cao, nông dân chuyển sang chăn nuôi gia cầm tạm thời do nhu cầu vốn lưu động thấp hơn và xác suất nhiễm dịch bệnh thấp hơn so với chăn nuôi heo.

- Thức ăn thủy sản tiếp tục tăng theo đà từ năm 2019 do nhu cầu xuất khẩu cá da trơn tăng.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:

- Biên lợi nhuận gộp: đạt mức 16,6% trong Quý 1/2020, tăng 70 điểm cơ bản so với mức 15,9% trong Quý 1/2019 do giá nguyên liệu tốt hơn và quản lý chi phí hiệu quả hơn.

- Biên EBITDA: Lợi nhuận thức ăn chăn nuôi tiếp tục được duy trì với biên EBITDA đạt mức 12% do giá nguyên liệu tốt và nền tảng hoạt động tinh gọn. Nhìn chung, biên EBITDA của MML đạt 10,7% trong Quý 1/2020, tăng 80 điểm cơ bản so với Quý 1/2019. EBITDA trong Quý 1/2020 tăng 15,1% đạt mức 363 tỷ đồng so với mức 316 tỷ đồng vào Quý 1/2019. 

Theo Minh Anh/Đô Thị Mới