Nhà khoa học người Nhật Yoshinori Ohsumi - Người từng đoạt giải Nobel sinh y học đã khám phá ra nguyên tắc ăn kiêng 8 giờ (ăn kiêng tự thực) giúp chúng ta trẻ trung và khỏe mạnh.
Khi chúng ta nhịn đói một thời gian, các tế bào bắt buộc tái tạo để thay một lớp áo mới và quá trình này được gọi là autophagy. Dựa vào cơ chế này, bạn sẽ thay đổi thói quen ăn uống của mình hợp lý mà không hề lo lắng nó sẽ hại sức khỏe.
Chế độ ăn kiêng 8 giờ là gì?
Chế độ ăn kiêng 8 giờ được dựa theo cơ chế tự thực của cơ thể, hiểu nôm na là giới hạn lượng calo trong 8 giờ đồng hồ theo một "cửa sổ" calo.
Một người thức dậy vào lúc 7 giờ sáng và sẽ ăn sáng thì cơ thể đi vào hoạt động đốt cháy calo lúc 8 giờ. Nếu ăn sáng từ 8 giờ đến 10 giờ thì cơ thể sẽ đốt cháy calo lúc 12-14 giờ.
Như vậy, việc giảm cân sẽ phụ thuộc vào cách bạn kích hoạt "lò" đốt cháy calo trong cơ thể. Điều này sẽ làm tăng sinh năng lượng và giảm tổn hại các tế bào nếu ăn uống không lành mạnh.
Hơn nữa, còn giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, bệnh tim, tiểu đường, thậm chí là bệnh Alzheimer.
Cách thực hiện chế độ ăn kiêng 8 giờ
Hãy đếm số giờ trong cửa sổ ăn uống của bạn. Nếu bạn ăn sáng 8 giờ và ăn tối 8 giờ thì cửa sổ ăn uống là 12 giờ. Hãy thu hẹp cửa sổ ăn uống xuống chỉ còn 6-8 giờ. Ví dụ, ăn sáng từ 8 giờ và ăn tối lúc 4 giờ chiều.
Trong 8 giờ này bạn không phải nhịn bất cứ cái gì cả. Chỉ sau 1-2 tuần cơ thể sẽ quen và bạn sẽ nghiễm nhiên thực hiện chế độ ăn kiêng 8 giờ tự nhiên.
Thời gian biểu của ăn kiêng 8 giờ:
- Thức dậy trong khoảng 6 - 7 giờ sáng.
- Ăn sáng trong khoảng thời gian 30-60 phút sau khi thức dậy.
- Bắt đầu làm việc sau 2-3 giờ thức dậy.
- Bữa sáng ăn nhiều hơn bữa trưa.
- Thu hẹp bữa ăn trong vòng 6-8 giờ mà không cần nhịn bất cứ thực phẩm nào. Nhớ là nhịn bữa tối.
Các nhà khoa học cho rằng, những người chọn bữa sáng lớn và bữa trưa nhỏ sẽ giảm cân nhanh hơn so với ngược lại.
Cách chống đói khi ăn kiêng 8 giờ
Nhiều người lo lắng không ăn tối sẽ làm cho cơ thể đói quay cuồng nhưng nếu có cách thì việc nhịn ăn tối sẽ làm cho việc ăn kiêng 8 giờ hiệu quả hơn.
Thực tế, hormone đói gắn liền với nhịp sinh học. Mức độ hormone đói tăng trong máu lúc 8 giờ sáng, 1 giờ chiều và 7 giờ tối.
Hai giờ sau thời điểm này thì hormone này ngưng lại và đó là lý do bạn sẽ không cảm thấy thèm ăn nếu qua cơn đói bụng.
Vì vậy, bạn không nên tin vào cảm giác đói để ăn mà nên cho cơ thể quen thuộc với việc ăn đủ và đúng thời điểm.
Chế độ ăn kiêng 8 giờ ban đầu sẽ khó thực hiện vì bạn sẽ cảm thấy mình ăn như “voi” sau 7 giờ tối. Bạn có thể vượt qua cảm giác này bằng cách ăn rau và trái cây.
Một tuần sau, khi cơ thể quen với nó thì việc thèm ăn của bạn sẽ giảm và giấc ngủ sẽ tốt hơn, tâm trạng được cải thiện.