Sau nghi ngại là… “xin thêm suất” nữa
Cô Khúc Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Mầm non Bà Triệu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết: Sau 1 tháng thực hiện Chương trình Sữa học đường, 100% học sinh của trường đã đăng ký tham gia. Con số này lúc đầu chỉ khoảng hơn 90% nhưng sau khi “mục sở thị” nhãn hiệu và chất lượng sữa cũng như sự hào hứng của các con, nhiều phụ huynh đã không còn ngần ngại và quyết định đăng ký cho con.
Còn cô Đào Thị Thanh Thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Sài Sơn, Huyện Quốc Oai, Hà Nội cũng cho hay: Dù trường đóng ở địa bàn nông thôn, không ít gia đình vẫn chưa coi sữa là thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn của trẻ nhưng sau 2 tháng thực hiện chương trình, toàn trường đã có hơn 95% học sinh tham gia. Những lo ngại ban đầu của phụ huynh về chất lượng sữa đã hầu như không còn nữa. “Trái ngược với lo lắng ban đầu, giờ đây không ít phụ huynh đặt câu hỏi với nhà trường, liệu họ có thể đăng ký cho một cháu được hai suất sữa học đường hay không?”, bà Thảo cho biết.
Trả lời câu hỏi này, ông Phạm Xuân Tiến cho biết: Ban chỉ đạo Chương trình cũng nhận được rất nhiều những câu hỏi tương tự suốt hơn 2 tháng qua. Tuy nhiên, Chương trình được sự hỗ trợ về giá thành đến hơn 50% và đã nêu rõ mỗi trẻ sẽ uống sữa tươi 5 lần/tuần (mỗi ngày đến trường uống một lần) nên mỗi trẻ sẽ chỉ được đăng ký một suất. Như vậy, sữa học đường đã làm một việc có ý nghĩa là góp phần hình thành thói quen và sự yêu thích sữa của trẻ nên chắc chắc các bậc cha mẹ sẽ bổ sung thêm vào khẩu phần ăn của trẻ thực phẩm rất cần thiết này.
PGS. TS Bùi Thị Nhung, Trưởng phòng Dinh dưỡng và Ngành nghề, Viện Dinh Dưỡng quốc gia, khẳng định sữa học đường đã được nghiên cứu rất nghiêm ngặt về các thành phần dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển của trẻ em ở lứa tuổi học đường. Bà Nhung cũng khuyến nghị cha mẹ học sinh nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm và có thể sử dụng 4-5 đơn vị sữa/ngày, trong đó bao gồm sữa chua, pho mai và sữa nước.
Không học sinh và nhóm lớp nhỏ lẻ nào bị “bỏ quên”
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội cho biết: Tính đến hết tháng 2.2019, sau 2 tháng Chương trình Sữa học đường của Hà Nội chính thức triển khai tại các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn Thành phố đã có trên 87% học sinh đăng ký. Con số này còn tiếp tục tăng trong tháng 3 vì một số trường ngoài công lập trên địa bàn đến nay mới hiểu hết về tính nhân văn của Chương trình và tiến hành tuyên truyền, thông báo để cho phụ huynh đăng ký.
Ông Tiến cũng lưu ý, vì chương trình hướng tới đối tượng được thụ hưởng là trẻ em trong độ tuổi học mầm non và tiểu học, sinh sống trên địa bàn Thành phố nên hoàn toàn không phân biệt trẻ học trường công hay trường tư, bất cứ trẻ em nào trong độ tuổi dù học ở loại hình giáo dục nào, kể cả trường quốc tế hay những nhóm lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ… cũng đều cần được phổ biến và tham gia thụ hưởng chương trình này để đảm bảo quyền lợi của các em. Theo thống kê, Hà Nội có khoảng 4.700 cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học có thể tham gia chương trình Sữa học đường, trong đó có khá nhiều nhóm lớp mầm non tư thục.
Cô Khúc Thị Mai, Hiệu trưởng Trường mầm non Bà Triệu, cũng đánh giá sự chuyên nghiệp, tận tâm của đơn vị cung cấp sữa là “điểm cộng” của Chương trình. Chính điều đó khiến các trường yên tâm hơn về sự an toàn, hiệu quả trong suốt quá trình thực hiện Chương trình Sữa học đường hơn 2 tháng qua và thời gian tới.
Đặc biệt, ông Đức khẳng định Vinamilk sẽ tiếp tục triển khai Chương trình với tinh thần trách nhiệm nhất nhằm mang lại chương trình sữa học đường an toàn, hiệu quả cho trẻ em thủ đô. “Chúng tôi đã cam kết với chủ đầu tư là Sở GD-ĐT Hà Nội rằng khi nhận được bất cứ phản ánh nào liên quan sữa học đường, sau khi nhận được thông báo, chúng tôi sẽ có nhân sự đến xem xét, xử lý kịp thời”, ông Đức cho hay.