Ảnh minh họa |
Theo dự thảo, 19 sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán gồm: 1- Ngô; 2- Thóc; 3- Lúa mì; 4- Gluten; 5- Đậu tương; 6- Khô dầu; 7- Sắn; 8- Nguyên liệu có nguồn gốc thủy sản; 9- Nguyên liệu có nguồn gốc động vật; 10- Dầu thực vật và mỡ động vật; 11- Hạt ngũ cốc các loại; 12- Dầu cá; 13- Thức ăn thô; 14- Phụ phẩm công nghệ chế biến các loại ngũ cốc DDGS (Distillers Dried Grains Solubles); 15- Sữa và sản phẩm từ sữa; 16- Mía, rỉ mật; 17- Khoai; 18- Các loại bã; 19- Ure. Trong đó, Ure (chỉ dùng làm thức ăn bổ sung cho gia súc nhai lại).
Bộ cũng đề xuất Danh mục sản phẩm nguyên liệu đơn thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam gồm 15 axit amin bổ sung trong thức ăn chăn nuôi, 27 vitamin bổ sung trong thức ăn chăn nuôi và 4 hợp chất hóa học bổ sung trong thức ăn chăn nuôi.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn đề xuất tại Thông tư này phải đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và được công bố tiêu chuẩn áp dụng trước khi lưu thông trên thị trường.
Cơ sở trong nước sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn với mục đích thương mại phải đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện sản xuất quy định tại Điều 7 Nghị định số 39/2017/NĐ/CP ngày 04-4-2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản và Điều 3 Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Cơ sở tại nước ngoài sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn để xuất khẩu vào Việt Nam phải có một trong trong các giấy chứng nhận ISO, GMP, HACCP hoặc tương đương được quy định tại điểm b khoản 4 Điều 12 Nghị định số 39/2017/NĐ/CP ngày 04-4-2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
TQ