Thí nghiệm ứng dụng nghiên cứu Đông trùng hạ thảo
Đầu năm 2018, Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ phối hợp với nhóm các nhà khoa học, các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật được đào tạo từ Hàn Quốc về, trong đó trưởng nhóm là Tiến sĩ Hoàng Văn An đã hội tụ để xây dựng phòng thí nghiệm ứng dụng nghiên cứu về Đông trùng hạ thảo của mình tại Hàn Quốc.
Trong giai đoạn đầu, các chuyên gia đã thử nuôi các loại giống nấm đông trùng hạ thảo khác nhau đang xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Kết quả, nhóm khoa học đã chọn được giống nấm Đông trùng Hạ thảo có nguồn gốc Hàn Quốc và Nhật Bản có khả năng ứng dụng cao nhất với hàm lượng Cordycepin cao.
Cũng từ đây, thương hiệu Đông trùng hạ thảo TASHI ra đời.
Ông Nguyễn Văn Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ kiểm tra đông trùng hạ thảo tại cơ sở nghiên cứu.
Mang tinh thần Nông nghiệp hữu cơ, dù nuôi trong điều kiện “mô phỏng”, phòng thí nghiệm, nhóm các nhà khoa học cũng mong muốn nuôi theo phương pháp gần gũi với tự nhiên nhất.
Nhằm thúc đẩy hỗ trợ các nhà khoa học phát triển ứng dụng khoa học của mình, Họa sĩ Mỹ thuật Công nghiệp Đỗ Mai Anh cùng một số nhiếp ảnh gia, nhà báo, cựu nhà báo hun đúc ý tưởng hình thành nên hình dáng một sản phẩm sang trọng, mang nhiều triết lý nhân sinh.
TASHI có nghĩa là gì? Vì sao lựa chọn tên thương hiệu TASHI?
Theo ông Nguyễn Văn Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ, lý do chọn tiếng Tây Tạng làm thương hiệu sản phẩm vì nguồn gốc Đông trùng Hạ thảo từ Tây Tạng. TASHI: Tiếng Tây Tạng là “sự may mắn, hạnh phúc…”.
Đông trùng Hạ thảo là sự kết hợp hiếm hoi, kỳ lạ của tự nhiên, giữa loài sâu và loài nấm. Sự kết hợp này là sự may mắn được thiên nhiên ban tặng cho con người một nguồn dược liệu vô cùng quý giá.
Với tên gọi TASHI cho Đông trùng Hạ thảo, Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ không chỉ mong muốn tặng người dùng món quà sức khỏe từ kết quả nghiên cứu tự nhiên mà còn mong muốn mang đến cho người dùng sự thực chất, sự chân thành và niềm may mắn.
TS Hoàng Văn An, Phụ trách nghiên cứu Đông trùng Hạ thảo
Năm 2012-2014, TS Hoàng Văn An tốt nghiệp chương trình đạo tạo Tiến sĩ tại Khoa Bào chế Đông dược- trường Đại học Kyung Hee Hàn Quốc.
Từ năm 2014-2018, TS Hoàng Văn An nghiên cứu phát triển công nghệ trồng nấm (nấm đông trùng hạ thảo sinh khối, nấm lai giữa nấm thông và nấm shitake…), công nghệ trồng sâm trên giá thể nhân tạo. nghiên cứu về định danh vi khuẩn, nhân sinh khối vi khuẩn probiotic, tại công ty Hanbang Bio Inc trường đại học Kyung Hee Korea.
Kinh nghiệm nghiên cứu trong phân tích định lượng cordycepin, adenosine, egosterol… trong nấm cordyceps, phân tích định lượng polysaccharide trong nấm, nghiên cứu tách chiết nấm thượng thượng hoàng với hàm lượng polysaccharide cao, phân tích định lượng vitamin trong quả của cây vitamin tree, phân tích định lượng ginsenoside, phenoic compound, acid polysaccharide trong nhân sâm. Nghiên cứu sử lý hạt giống sâm với tỷ lệ nảy mầm cao. Nuôi sinh khối sâm Hàn Quốc để thu sapononin làm thực phẩm chức năng.
Năm 2018 đến nay, nghiên cứu viên tại công ty DK ecofarm Seoul Hàn Quốc, phụ trách nghiên cứu sâm thủy canh và phát triển trồng thủy canh cây sâm Việt Nam nuôi cấy mô tại Seoul, Hàn Quốc
Đồng thời, TS Hoàng Văn An còn tham gia viết 30 bài báo khoa học về Sâm và Đông trùng Hạ thảo.