Theo đó, thương hiệu thép Hòa Phát tại miền Bắc điều chỉnh giảm lần lượt 360.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá bán của 2 loại thép này là 16,24 triệu đồng/tấn và 16,6 triệu đồng/tấn.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thương hiệu thép Việt Ý cũng điều chỉnh giảm lần lượt 200.000 đồng/tấn và 210.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240 và D10 CB300, kéo giá bán xuống còn 16,16 triệu đồng/tấn và 16,56 triệu đồng/tấn. Tương tự, thương hiệu thép Việt Đức cũng hạ giá lần lượt 300.000 đồng/tấn và 190.000 đồng/tấn với 2 sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, giá bán còn 16,06 triệu đồng/tấn và 16,51 triệu đồng/tấn. Công ty Thép Kyoei cũng điều chỉnh giảm 200.000 đồng/tấn đối với thép CB240 và 140.000 đồng/tấn đối với thép D10 CB300, giá bán sau giảm còn 16,06 triệu đồng/tấn và 16,46 triệu đồng/tấn.

Giới phân tích nhận định, nguyên nhân khiến giá thép trong nước quay đầu giảm mạnh sau thời gian tăng nóng được cho là giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng đi xuống. Từ cuối tháng 3 đến nay, giá nguyên vật liệu trong sản xuất thép liên tục giảm khiến thị trường thép chững lại. Bên cạnh đó, việc giá một số loại vật liệu xây dựng tăng cao trong thời gian qua khiến nhiều doanh nghiệp xây dựng khó khăn, hoạt động bị đình trệ, dẫn đến nhu cầu thép giảm. Hơn nữa, chính sách quản lý chặt hơn dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản cũng ảnh hưởng tới nhu cầu thép.

Theo baodansinh.vn

Nguồn: https://baodansinh.vn/gia-thep-tiep-tuc-giam-sau-20220713082047.htm