Cuối tháng 1/2018, Paris dường như đang chìm ngập trong dòng nước. Cả sông Seine và Marne đều tràn nước lên bờ buộc những người sống ở khu vực ngoại ô thành phố phải chèo thuyền để về nhà.
Bức tượng biểu tượng Zouave ở Pont d’Alma thậm chí còn được trang bị một chiếc áo phao. Trước đây, thủ đô của Pháp chỉ bị bao phủ bởi tuyết, tình trạng ngập lụt như thế chưa bao giờ xảy ra.
Ở khu vực Lyon và khu phía đông bắc gần Strasbourg, nước cũng đang dâng cao bởi lượng nước chảy qua sống Rhine (đoạn chảy qua Đức) tăng lên đột biến là vấn đề đáng quan tâm.
Liệu nó có phải là một điều “bình thường mới bắt đầu”? Theo nghiên cứu tại Hội nghị Biến đổi khí hậu Paris, mức độ thiệt hại từ nước lũ của các con sông ở Châu Âu sẽ tăng lên gấp đôi, khoảng 19 tỷ USD do ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu.
Các thành phố ở Châu Âu sẽ phải chống chịu với những đợt sóng nhiệt cũng như các trận mưa khủng khiếp chính là một thử thách mới đối với những nhà quy hoạch và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Trong khi việc giảm sự phát thải khí nhà kính là chìa khóa cho vấn đề toàn cầu này thì cũng có rất nhiều cách nữa để nâng cao khả năng chống chịu của các đô thị.
Trong bối cảnh đó, giải pháp quy hoạch hướng tới xây dựng những thành phố xanh lá và xanh nước được đề cao ở Châu Âu.
Những thành phố xanh màu xanh của lá cây và xanh màu xanh của bầu trời, của biển có thể có một quy tắc tiêu chuẩn khi quy hoạch và xây dựng.
Phương án này giúp mang tự nhiên trở lại, đưa nó vào trong không gian làm việc và sử dụng giá trị của nó để làm cân bằng nhiệt, chống lại mưa lớn thông qua khả năng lọc, hấp thụ, thấm nước và tiêu thoát nước.
Tạo ra những khoảng đất trong những công viên, bãi cỏ, nghĩa trang hay những khu vườn đô thị hoặc tạo ra các mái nhà xanh, nhà vườn mưa trên sân thượng hay tường xanh là những giải pháp tốt để nâng cao sức chống chịu của đô thị trong thời buổi biến đổi khí hậu.
Lấy ví dụ như những khu vườn mưa và nhà xanh ở Milan đã đem lại rất nhiều lợi ích cho New York, nhất là khi chúng giúp hấp thu, tiêu thoát tới 50% lượng nước mưa đổ xuống thành phố này.
Những khu đất bỏ hoang được tái sinh và chuyển đổi mục đích sử dụng trở thành các công viên công cộng lớn, không gian xanh cũng sẽ là giải pháp quy hoạch cho đô thị. Các trang trại đô thị ngay ở giữa trung tâm thủ đô Berlin, Đức hay ở Edinburgh của Anh, Malmö hay Leipzip của Thụy Điển chỉ là một số ít những ví dụ cho cách quy hoạch chống lại các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Giải pháp quy hoạch cũng có thể là tạo nên những mương lọc sinh học – các con kênh được tạo nên từ thảm thực vật giúp làm giảm bớt sức tàn phá và tiêu thoát những dòng nước lũ.
Thêm vào đó, cây và rừng cũng rất cần thiết cho việc hô hấp và cung cấp năng lượng cho con người. Do đó, không gian xanh có vai trò tích hợp, vừa giúp cân bằng nhiệt, ngăn cản (giảm) ảnh hưởng của mưa lớn và xử lý sự phát thải của giao thông (các hạt, khí NO, CO2).
Đó là những giải pháp quy hoạch cho một thành phố xanh lá. Còn một thành phố được quy hoạch xanh nước và xanh trời có nghĩa là tạo ra những nơi chứa nước. Và hiện nay, những công nghệ hiện đại chính là câu trả lời cho giải pháp quy hoạch này.