Bế tắc trong xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch hàng thập kỷ

Sông Tô Lịch đã đi vào ký ức người dân cả nước là dòng sông đẹp, thơ mộng và từng đi vào thi ca trong lịch sử Việt Nam và có thời điểm dòng sông trở thành nơi dạo chơi, vãn cảnh của vua chúa ngày xưa. Thế nhưng, khi hòa cùng với sự phát trển của đất nước, dòng sông đẹp trong ký ức đó phải gánh trên mình nhiệm vụ thoát nước cho cả thủ đô Hà Nội. 

Nhiều năm qua, đã có nhiều biện pháp để khắc phục ô nhiễm tại sông Tô Lịch như: cải tạo, nạo vét, kè 2 bờ, trồng cây thủy sinh… song tình trạng ô nhiễm vẫn chưa có chuyển biến nhiều. Lượng oxy hòa tan trong nước ngày càng giảm đáng kể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá không thể sống được tại các khu vực ô nhiễm.

18

Người dân phải bịt mũi vì mùi hôi thối bốc lên nồng nặc khi đi qua đoạn sông này

Đáng chú ý hơn, ngoài việc sông Tô Lịch phải chịu tải một lượng lớn nước thải của cả thành phố Hà Nội hàng chục năm, khiến lượng bùn bồi đắp, tích tụ ở lòng sông dày đến hàng mét, thì theo số liệu thống kê mới đây nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Hiện nay, trung bình một ngày đêm, sông Tô Lịch vẫn tiếp tục phải tiếp nhận khoảng 150.000m3 nước thải sinh hoạt và công nghiệp, khiến mức độ ô nhiễm của dòng sông này càng thêm trầm trọng.

Với lý do đó, việc làm sống lại sông Tô Lịch không chỉ là mong mỏi của người dân thủ đô, mà còn là mong mỏi của người dân cả nước, của nhiều cơ quan, đoàn thể suốt hàng thập kỷ qua.

1-2

Sông Tô Lịch đã từng phải nạo vét bùn vì quá ô nhiễm

Vào 11/4/2019, sau nhiều nỗ lực không mệt mỏi của các cá nhân, tổ chức phía Việt Nam, đoàn chuyên gia Nhật Bản đã có buổi làm việc và báo cáo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc đề xuất thí điểm miễn phí xử lý một đoạn sông ô nhiễm bằng công nghệ Nano Bioreactor.

Công nghệ Nano Bioreactor sẽ xử lý triệt để ô nhiễm sông Tô Lịch

Theo các chuyên gia Nhật Bản, công nghệ Nano Bioreactor là sự kết hợp giữa vật liệu xử lý nước thiên nhiên Bioreactor và máy sục khí Nano công nghệ Nhật. Đối với vật liệu Bioreactor sẽ kích hoạt những vi sinh vật có lợi sẵn trong môi trường cần xử lý, tự phân hủy các chất gây ô nhiễm và chất độc hại, làm cho các vi sinh vật có lợi phát triển, tăng khả năng tự làm sạch sẵn có của tự nhiên.

Sản phẩm được cấp bằng sáng chế sở hữu trí tuệ độc quyền tại Nhật và được Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) chứng nhận về công dụng làm sạch môi trường.

Với những ưu điểm của công nghệ Nano Bioreactor, các chuyên gia Nhật nhấn mạnh, sử dụng công nghệ này để xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch không cần phải nạo vét cơ học nhưng chỉ sau 3 ngày mùi hôi thối sẽ giảm đáng kể, và sau khoảng thời gian 2 tháng các chất thải và bùn dưới sông sẽ bị phân hủy.

Mo phong phan huy bun boi bot khi nano

Mô phỏng phân hủy bùn bởi bọt khí Nano

Trong buổi làm việc ngày 11/4 với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tiến sĩ Tadashi Yamamura, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản – Chuyên gia Liên hợp quốc về Môi trường cho biết: “Chúng tôi đã làm thành công nhiều dự án về xử lý ô nhiễm cho các con sông của các nước trên thế giới như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Indonexia…Ở các con sông đó thường có nước thải công nghiệp chảy vào, tuy nhiên ở sông Tô Lịch thì lượng nước thải công nghiệp ít hơn, nhưng vấn đề lớn nhất là lượng bùn ở tầng đáy rất lớn làm bốc lên mùi hôi thối rất khó chịu.

Với thực tế đã từng xử lý ô nhiễm cho các con sông của các nước trên thế giới, cùng quá trình nghiên cứu suốt 2 năm trời tại sông Tô Lịch của Việt Nam, chúng tôi cho rằng đây là bài toán đơn giản hoàn toàn có thể xử lý được bằng công nghệ Nano Bioreactor – Tiến sĩ Tadashi Yamamura nhấn mạnh”.

3.Chu tich JVE va Thu tuong

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch JVE và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 11/4

Ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE), người đã vận động thành công, đưa công nghệ Nano Bioreactor về Việt Nam để giúp làm sống lại sông Tô Lịch cho biết:

Mùi hôi thối của sông Tô Lịch là do lớp bùn tích tụ tạo ra các loại khí metan(CH4), Amoniac(NH3)…Tuy nhiên, Công nghệ Bio-nano của Nhật Bản phân hủy hoàn toàn lớp bùn ở tầng đáy mà không cần nạo vét cơ học, là công nghệ xử lý căn cơ, tận gốc, triệt để nguồn gây ô nhiễm tạo ra mùi hôi thối của sông Tô Lịch. Hệ thống Bio-nano khi được đặt xuống lòng sông sẽ trở thành "Nhà máy xử lý nước thải đặt trong lòng sông Tô Lịch" với sông xuất xử lý cực lớn lên tới 1.350.000m3/ngày đêm mà không cần phải sử dụng một mét vuông đất nào để xây dựng nhà máy. Do vậy, mỗi ngày, sông Tô Lịch chỉ có 150.000 m3/ngày đêm xả thải vào, chỉ bằng khoảng 1/10 so với công suất thiết kế của “Nhà máy xử lý nước thải trong lòng sông” nên toàn bộ nước thải sẽ được xử lý trong ngày và không còn ô nhiễm nửa.

Chia sẽ với báo chí về việc, xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor có phải là giải pháp tối ưu, hiệu quả và bền vững để xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch hay không, ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết:

Vừa qua, có ý kiến cho rằng, xử lý căn cốt vẩn là xử lý tại nguồn xả thải vào lòng sông còn giải pháp khác chỉ là giải pháp tạm thời. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Nhật, nếu Hà Nội tách được nước thải không cho chảy vào sông Tô Lịch thì vẫn còn tồn tại hiện hữu 3 vấn đề:

Thứ nhất: Mùi hôi thối sông Tô Lịch không thể tự nhiên mà mất đi được;

Thứ hai: Lớp bùn tầng đáy không tự nhiên được phân hủy mà vẫn phải nạo vét cơ học;

Thứ ba: Chất lượng nước hiện tại trong lòng sông Tô Lịch đang ô nhiễm với các chỉ số rất cao, đặc biệt vi khuẩn đại tràng E.coli, coliform … vượt quy chuẩn cho phép rất nhiều lần khiến cho cuộc sống người dân bị ảnh hưởng, nồng độ oxy hòa tan trong nước thấp, dẫn đến cá vẫn có thể bị chết hàng loạt nếu không được xử lý nước hiện tại trong lòng sông Tô Lịch.

Vậy nên, các chuyên gia Nhật Bản nhấn mạnh, ở Việt nam vẫn luôn nghĩ rằng, tách nước thải và xử lý từ nguồn mới là giải pháp căn cơ. Tuy nhiên, ngay cả khi tách được hoàn toàn nước thải không cho chảy xả vào sông Tô Lịch thì nước thải, bùn tầng đáy đang tồn tại trong lòng sông Tô Lịch vẫn hiện hữu 3 vấn đề nan giải ở trên.

Do vậy, chỉ có công nghệ Bio-nano của Nhật Bản áp dụng theo ý tưởng phát minh mới là đưa hệ thống xử lý kết hợp giữa công nghệ sinh học và công nghệ Nano-Bioreactor có tốc độ xử lý gấp 6 lần tốc độ âm thanh, tạo nên "Nhà máy xử lý nước thải bằng công nghệ Nano-Bioreactor, vật liệu thiên nhiên vào trong lòng sông". Việc đó xử lý triệt để được không chỉ từ nguồn ô nhiễm nước thải chảy vào, mà còn xử lý được tận gốc nguyên nhân gây ra mùi hôi và ô nhiễm là phân hủy hoàn toàn lớp bùn đáy tích tụ mà không cần phải dùng các biện pháp nạo nét cơ học. Việc dùng ông nghệ Nano-Bioreacto là một cuộc cách mạng về xử lý nước ô nhiễm sông hồ hiện nay, giúp cho chúng ta thay đổi suy nghĩ, thay đổi cách làm cũ để thực hiện theo công nghệ hiện đại nhất hiện nay, vừa đơn giản, dễ áp dụng, lại tiết kiệm được ngân sách nhà nước.

Ở một diễn biến đáng chờ đợi nhất của người dân cả nước về việc xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch, mới đây ngày 26/04/2019 chuyên gia Nhật Bản và Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội và các Sở, ngành, đơn vị có liên quan để họp bàn thí điểm xử lý ô nhiễm một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây của Hà Nội.

Theo nguồn thông tin riêng của phóng viên, sau buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 11/4 vừa qua của đoàn chuyên gia Nhật Bản về việc xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lịch. Ngay sau đó, các cấp các nghành, các tổ chức đã nhanh chóng vào cuộc quyết liệt, và dự kiến trong tháng 5/2019 này sẽ thực hiện triển khai thí điểm việc dùng công nghệ Nano-Bioreactor để xử lý ô nhiễm trên sông Tô Lịch.

Hi vọng việc thí điểm thực hiện xử lý ô nhiễm tại sông Tô Lich sẽ được thực hiện thành công, và nhanh chóng nhân rộng toàn tuyến sông để làm sống lại sông Tô Lịch, đáp ứng mong mỏi, chờ đợi của người dân cả nước.

Theo Giadinhvietnam.com