Ghi nhận thực tế cho thấy, mức độ gia tăng lượng nước thải tại các đô thị ngày càng đáng báo động, điển hình là Hà Nội và TP.HCM. Còn ở các đô thị khác, sức ép từ nguồn nước thải cũng là vấn đề đặt ra nhiều thách thức. Nước thải đô thị hầu như chưa được xử lý, hoặc mới chỉ xử lý được một phần nhỏ, xả thải trực tiếp ra các ao hồ, kênh rạch, sông nội thành gây ô nhiễm môi trường nước.

Do đó, ô nhiễm nước tại các khu vực hồ, kênh, rạch trong nội thành, nội thị vẫn đang là vấn đề nổi cộm của một số tỉnh, TP. Nhiều sông nội thành vẫn là các kênh dẫn nước thải, các sông lớn chảy qua các khu vực nội đô chất lượng nước cũng bị suy giảm. Môi trường nước chủ yếu bị ô nhiễm các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và ô nhiễm vi sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do các khu vực này phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải sinh hoạt đô thị chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu.

Đáng lo ngại, tình trạng úng ngập tại nhiều đô thị không những không được cải thiện mà còn có xu hướng mở rộng và gia tăng. Nguyên nhân chính là do các khu vực nội thị cũ đều được xây dựng thêm nhiều nhà cao tầng trên cơ sở hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũ ngày càng xuống cấp nhưng chưa được đầu tư, nâng cấp cải thiện tương xứng với yêu cầu phát triển.

Còn các khu vực đô thị mới, mở rộng với những quy hoạch không tính toán đầy đủ việc tiêu thoát nước tổng thể cho cả vùng dẫn đến các khu đô thị mới ngăn cản hoặc làm chậm tốc độ thoát nước của các khu đô thị cũ. Cùng với đó những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thiên tai, thời tiết khiến tình trạng úng ngập tại các đô thị diễn ra thường xuyên hơn với mức độ ngày càng trầm trọng.

Theo thông tin từ Sở Xây dựng, có tới 78% lượng nước thải đô thị được xả thẳng ra hệ thống thoát nước chung, sông hồ và môi trường xung quanh. Vấn đề xử lý nước thải này dẫn đến những hệ quả lớn như việc đe dọa môi trường, suy thoái nguồn nước ngầm lẫn nguồn nước mặt, gây ra những mối nguy cho môi trường và đời sống người dân tại Hà Nội.Hiện cả nước cũng mới có khoảng 37 nhà máy xử lý nước thải tập trung ở đô thị với tổng công suất xử lý nước thải đạt 890.000m3/ngày đêm. Ước tính chỉ khoảng 12 - 13% lượng nước thải sinh hoạt được xử lý phù hợp trước khi xả thải vào môi trường. Còn lại nhiều đô thị đang xây dựng hoặc chưa có trạm xử lý nước thải.

Trong khi đó ở nhiều nước trên thế giới, việc thu gom tái sử dụng nước thải trong đô thị đã được áp dụng phổ biến với hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn đi kèm đã được khuyến khích và được cộng đồng chấp nhận. Điển hình tại Singapore, nơi áp dụng Quản lý tổng hợp nguồn nước như một chiến lược quốc gia. Nước thải được xử lý thành nước cấp sinh hoạt và nước uống. Đặc biệt, Singapore phấn đấu giảm tiêu chuẩn dùng nước trên đầu người từ 160lít/ngày xuống còn 155lít/ngày và 150lít/ngày.

Ở một số quốc gia khác như Mỹ, Nhật, danh từ "nước tái sinh" được sử dụng thay cho nước thải. Nhu cầu nước tái sinh có thể được đánh giá dựa vào nhu cầu nước cấp sử dụng cho các đối tượng khác nhau. Lượng nước cấp cho các đô thị ngoài các nhu cầu có yêu cầu chất lượng cao như nước uống, nấu ăn, giặt đồ, rửa chén thì lượng nước cung cấp cho các nhu cầu còn lại không đòi hỏi chất lượng cao.

Sông Tô Lịch qua quá trình đô thị hóa đã bị ô nhiễm nghiêm trọng khi “gánh” 150.000 m3 nước thải sinh hoạt và công nghiệp được xả xuống sông

Sông Tô Lịch qua quá trình đô thị hóa đã bị ô nhiễm nghiêm trọng khi “gánh” 150.000m3 nước thải sinh hoạt và công nghiệp được xả xuống sông.

Sông Tô Lịch vốn sở hữu nhiều cống nước thải trực tiếp xuống sông Tô Lịch

Sông Tô Lịch vốn sở hữu nhiều cống nước thải trực tiếp xuống sông.

Không chỉ vốn ô nhiễm từ nguồn nước thải, nguồn nước của các cống nước thải càng ô nhiễm hơn từ rác thải của sông

Không chỉ ô nhiễm từ nguồn nước thải, nguồn nước của các cống nước thải càng ô nhiễm hơn từ rác thải của sông.

ấn đề xử lí nước thải càng nặng nề hơn khi một số cống thải bị tắc nghẽn bởi rác của Sông

Vấn đề xử lý nước thải càng nặng nề hơn khi một số cống thải bị tắc nghẽn bởi rác của sông.

Ảnh 5 : Có những đoạn đê, rác luôn “chờ” để chảy cùng nguồn nước được thải xuống

Có những đoạn đê, rác luôn “chờ” để chảy cùng nguồn nước được thải xuống.

Mương Kẻ Khế - Đội Cấn vốn là mương hở thoát nước sinh hoạt. Trong quá trình thi công con mương đã bị chặn dòng chảy nên nước thải khó thoát qua, dẫn đến tình trạng đen kịt dòng nước, bốc mùi hôi thối khó chịu

Mương Kẻ Khế - Đội Cấn vốn là mương hở thoát nước sinh hoạt. Trong quá trình thi công con mương đã bị chặn dòng chảy nên nước thải khó thoát qua, dẫn đến tình trạng dòng nước đen kịt, bốc mùi hôi thối khó chịu.

Dự án Mương Kẻ Khế được phê duyệt năm 2008, từ năm 2013 khởi động và chậm trễ nhiều lần nên chưa giải quyết được vấn đề xử lí nguồn nước từ lâu

Dự án Mương Kẻ Khế được phê duyệt năm 2008, từ năm 2013 khởi động và chậm trễ nhiều lần nên chưa giải quyết được vấn đề xử lý nguồn nước từ lâu.

Ảnh 8 : Bên cạnh nguồn nước bị tắc nghẽn, theo phản ảnh của những người dân xung quanh khu Đền Vạn Phúc, nơi đây cũng bị ô nhiễm, tắc nghẽn trong việc xử lí nước thải bởi rác thải mà nhiều người mang đến

Bên cạnh nguồn nước bị tắc nghẽn, theo phản ánh của những người dân xung quanh khu Đền Vạn Phúc, nơi đây cũng bị ô nhiễm, tắc nghẽn trong việc xử lý nước thải bởi rác thải mà nhiều người mang đến.

Để tránh cho rác bị tắc bên trong cống xả nước thải, Mương Kẻ Khế được xây dựng chắp vá với một hàng rào nhỏ

Để tránh cho rác bị tắc bên trong cống xả nước thải, một hàng rào tạm bợ được chắn ở cửa xả.

Huy Hoàng - Thiên Lam

Theo dothi.reatimes.vn