Trên internet hiện đang lan truyền những thông tin kiểu như 5G gây ung thư, vô sinh, tự kỷ hay bệnh mất trí nhớ Alzheimer. Vào cuối năm ngoái, còn có một bài đăng trên Facebook khẳng định 5G là... nguyên nhân gây ra cái chết của 300 con chim tại Hà Lan. Có người thậm chí còn tuyên truyền cách đập phá các cột mạng 5G đang được thử nghiệm.

Trên Twitter, người ta cũng truyền nhau hashtag #stop5G khắp nơi. Thậm chí Instagram cũng không kém cạnh: người ta đua nhau chia sẻ tấm ảnh nhân viên mặc đủ bộ đồ chống phóng xạ hazmat, đang làm việc tại nơi được cho là cột sóng 5G. Không ai kiểm chứng độ chân thực của tấm ảnh này.

khong co chuyen cong nghe 5g gay ung thu
Không có chuyện công nghệ 5G gây ung thư.

“Thông tin thất thiệt này lan đi kể từ thời điểm mạng 4G ra mắt, và thậm chí từ những công nghệ đã đi trước nữa”, David Grimes - nhà vật lý học, chuyên gia nghiên cứu ung thư và tác giả nhiều tuyến bài khoa học, cho hay. Theo lời ông, đường điện cao thế và sóng vô tuyến đã khiến người xưa lo ngại cho sức khỏe của họ. Những thứ sóng vô hình bị buộc tội gây ra ung thư, u não và nhiều thứ bệnh đáng sợ khác.

Những tin đồn thất thiệt về 5G thường đi kèm với từ “radiation”, là “bức xạ, phóng xạ”, khiến người ta nghĩ ngay tới những thứ tia có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe như tia X hay tia cực tím, có khả năng bẻ gãy ADN và gây đột biến, ung thư. Nhưng không phải bức xạ nào cũng có hại, đơn cử như sóng vô tuyến trong công nghệ liên lạc với tần số chỉ khoảng từ 300 MHz tới 300 GHz.

Tất cả những tuyên bố đó đều đã bị các nghiên cứu khoa học chuyên sâu xóa bỏ bằng nỗ lực nghiên cứu dài vài thập kỷ gần đây. Chẳng hạn tại Anh, số lượng người sử dụng điện thoại tăng 500% tính từ thập niên 90 cho tới 2016, trong khi đó số lượng người mắc u não chỉ tăng 34%, tỉ lệ người bệnh não chủ yếu là do công nghệ đã hiện đại hơn, phát hiện bệnh dễ dàng hơn.

“Bức xạ vi sóng cũng là khái niệm gây ra nhiều hiểu nhầm. Bởi khi nghe tới cái tên, người ta sẽ nghĩ tới lò vi sóng”, ông Grimes nói. Chúng ta sử dụng công nghệ này hàng ngày nhưng không hiểu rõ cách thức hoạt động của nó. Khoảng trống hiểu biết bị lấp đầy bởi thuyết âm mưu, hiểu nhầm và tin giả.

Một công ty thử nghiệm mạng 5G đầu tiên ở Anh đã sử dụng những bài đăng trên mạng xã hội, gửi đi những thông tin chính thống cho báo đài cả nước, tự đăng tải những nội dung giải thích, nhằm trấn an dư luận vốn đang e ngại mạng 5G. Tuy nhiên, nếu mạng xã hội vẫn tiếp tục lan truyền những tin tức thất thiệt như hiện nay, vẫn sẽ có không ít người lo lắng với công nghệ của tương lai này. 

Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/khong-co-chuyen-cong-nghe-5g-gay-ung-thu-5605.html

Theo Kinh Tế Môi Trường