Nhân dịp kỉ niệm 60 năm thành lập, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam đã tổ chức triển lãm trưng bày Sách giáo khoa qua các giai đoạn phát triển. Đây là những cuốn sách giáo khoa có tuổi đời 30 - 40 năm, giấy in đã ngả vàng theo thời gian. Đây cũng chính là bạn đồng hành thân thiết với những ngày thơ ấu cắp sách tới trường của thế hệ 7x-8x trong những ngày đất nước đầy gian khó.
Những cuốn "Tập đọc", "Học tính" có tuổi đời 30-40 năm khiến những người ở lứa 7x-8x không khỏi bồi hồi xúc động nhớ về những ngày thơ ấu đã qua.
Nào là tập đọc, toán học, lịch sử, hoá học, tiếng pháp,... Tất cả đã ngả màu thời gian, nhưng có lẽ trong mỗi người vẫn còn kí ức về một vài trang sách nào đó.
Bức ảnh đen trắng hiếm hoi của bài ‘Rước ảnh Bác’ trong quyển Tập đọc 2 in năm 1979.
‘Pác bó’, ‘Ngày mùa’ – những đoạn thơ, đoạn văn ngắn mà chúng ta phải thuộc nằm lòng ngày đó.
Phổ cập chữ viết là nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn này.
Những bài tập đọc với hình minh họa giản dị thế này chắc chắn vẫn còn được nhiều thế hệ học sinh lưu giữ trong ký ức.
‘Học Tính’, tên gọi xa xưa của bộ môn Toán bây giờ.
Có những quyển sách giáo khoa đã được lược bỏ, đổi tên dần khi hoàn thành nhiệm vụ và đây chắc hẳn là một đầu sách xa lạ với giới trẻ bây giờ.
Một cái tên khá dài của sách ‘Sinh học’ thời đó.
‘Quốc văn’ – nay được biết tới nhiều với cái tên ‘Ngữ văn’ .
Đầu sách từ những năm 1962, 1966,… vẫn còn được lưu trữ, gìn giữ khá mới tới nay.
Phương trình Hoá học lúc đó trông thật rắc rối khi thiếu nhiều tranh minh hoạ phải không?
Một trong những cuốn sách hiếm hoi dành riêng cho học sinh miền núi trong giai đoạn đất nước còn khó khăn.
Theo Kim Bách/Reatimes
Like Page để nhận được nhiều thông tin tiêu dùng hữu ích 24/24h