Tác động của dịch Covid-19 lan rộng, cộng hưởng với đà suy giảm từ năm 2019 đã ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới. Với Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã phản ứng với đại dịch Covid-19 rất nhanh và quyết liệt. Đặc biệt, các chính sách kinh tế của Việt Nam đã chủ động.

Chính phủ cũng đánh giá các tác động của dịch tới các ngành, lĩnh vực, nền kinh tế đất ước; nghiên cứu và dự báo những xu thế, cơ hội và xác định những động lực mới cho tăng trưởng làm cơ sở đẩy nhanh việc cơ cấu lại nền kinh tế cho phù hợp với những chuyển dịch, cấu trúc mới, như nhu cầu phát triển và chuyển đổi số, nhu cầu về lao động, xu hướng đầu tư, xu hướng tiêu dùng...

 Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Khắc Kiên
Triển vọng của Việt Nam, tận dụng biến cố xảy ra Covid để tạo ra sự phát triển thế nào?  CLB Cafe Số và Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp tổ chức sinh hoạt chuyên đề: “" Thời gian: 9h- 11h30, Thứ 6, ngày 15/5/2020; Thuyết trình: TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. 

"Bình thường mới hay bình thường cũ"?

"Vai trò của công nghệ, trật tự thế giới có thể khác đi rất nhiều. Với Việt Nam điều này rất quan trọng do Việt Nam có kinh tế mở, tham gia rất nhiều các FTA.

Covid làm đứt chuỗi (từ thấp đến cao) nhưng rõ ràng, là cơ hội để nhìn thấy sau Covid là yếu tố để kích di chuyển thay đổi cấu trúc", TS Trần Đình Thiên chỉ ra.

Theo TS Thiên, vậy vấn đề là nối lại hay thay chuỗi đi, hoặc là phải tạo ra chuỗi mới. Với Việt Nam điều này vô cùng quan trọng. Nối chuỗi nếu vẫn lắp ráp thì không được làm sao nhận diện tốt để sau này có thể thay đổi được chuỗi cấu trúc mới hay không? TS Trần Đình Thiên đặt vấn đề phải là “Bình thường mới chứ không phải là bình thường cũ”.

Nhà báo Hoàng Tư Giang đặt câu hỏi tại buổi tọa đàm. Ảnh: Khắc Kiên

Việt Nam đã làm tốt chống dịch Covid-19, nhưng không thể chủ quan. Để trở lại bình thường mới là thế nào? Vấn đề không phải là kết thúc, mà vấn đề làm thay đổi như thế nào, làm gì để có thể thay đổi. Dẫn ví dụ cụ thể như giáo dục, ông Thiên cho rằng, không phải kết thúc năm học, mà sau đó hệ thống giáo dục phải thay đổi thế nào? Việt Nam đúng lúc này phải nghĩ đến một nhà trường khác chứ không chỉ hẳn trở lại trường cũ và lại vẫn như cũ để rồi kết thúc năm học.Thế nào là bình thường mới? Trước giai đoạn Covid có phải là bình thường cũ hay không? Trong khi thế giới lúc nào cũng biến động, đoạn chúng ta đang sống là bất bình thường, vì có Covid, có kinh tế số, vì có Trung Quốc và Mỹ xung đột thương mại, vì nước biển xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu… Ông Thiên chỉ ra để nói “Covid chỉ là yếu tố kích phát, vì chúng ta đang sống trong giai đoạn bất bình thường”.

Hay như vấn đề cứu trợ để DN hồi phục, hiện cấu trúc DN của ta còn yếu, rời rà giờ cứu cho sống lại. “Phải đặt vấn đề tạo ra hệ thống DN mới chứ không phải chỉ là phục hồi DN” ông Thiên nhấn mạnh. Vậy phải đặt vấn đề cứu thế nào, đại trà hay chọn người mà cứu, vậy chọn người lấy tiêu chuẩn gì, có thiên vị không?

“Tìm cơ trong nguy”

"Kinh tế Việt Nam có thể đứng dậy sau dịch để bay lên hay không? Làm sao để DN khôi phục lại, khả năng đứng dậy của DN như thế nào để nền kinh tế đứng dậy. Tập trung cứu các DN đang rất yếu để hồi sinh hay làm điều gì khác thường hơn, tạo ra một lực lượng DN mới thay máu cho nền kinh tế?" -  Ông Thiên nói về thời đại DN mới.

Chuyên gia kinh tế Thạc sỹ Phạm Xuân Hòe – Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước tham gia buổi tọa đàm. Ảnh: Khắc Kiên.

Không thể tranh thủ một tý, tranh thủ nhặt Trung Quốc đang thiêú hàng do ảnh hưởng Covid để bán hàng sang mà phải là tìm kiếm thị trường mới.

Nói thêm về “có nguy trong cơ”, TS Trần Đình Thiên chỉ ra những gì coi là cơ ví dụ như FDI tràn vào, giá hàng hoá bán cho các nước đang thiếu phải tăng lên. Khi xảy ra xung đột thương mại, ta bàn xem cơ hội thế nào? Mà nếu bỏ lỡ cơ hội lại thành nguy.

“Để Việt Nam thoát khỏi lệ thuộc, không phải ngay lập tức nhưng rõ ràng phải tạo tiền đề để thoát khỏi các thị trường cũ”, ông Thiên nhấn mạnh.

Doanh nghiệp đến từ TP Hồ Chí Minh Chủ tịch Tập đoàn Thời gian Vàng (Gold Time Group) Nguyễn Khắc Đồi tham gia tại tọa đàm.

Ông Thiên cho rằng, nền kinh tế Việt Nam hướng tới phải là sáng tạo công nghệ. Việt Nam tuy là điểm sáng nhưng Việt Nam đi sau còn yếu, mở cửa rộng và hội nhập sau, kinh tế thị trường chưa đầy đủ. Chống Covid xong, sau đó phát triển kinh tế thế nào, theo hướng nào, tranh thủ cơ hội để thay đổi cấu trúc kinh tế. Nền kinh tế phải thoát ra, công chỉ là công nghệ mà phải là cấu trúc khác.Rõ ràng ta đang phụ thuộc chuỗi cung ứng, Việt Nam có cơ hội nào để thoát khỏi ta hay không vượt lên đẳng cấp khác hay không mà ta đang rất mong muốn. Đó là nền kinh tế tự cường.

"Thế giới hậu Covid sẽ là thế giới khác. Việt Nam có thể chọn vị trí nào trong trật tự đó?Những cơ hội thách thức đó là gì?" - PGS TS Trần Đình Thiên đặt vấn đề. Ông Thiên cũng nhấn mạnh:  "Việt Nam muốn để người ta chọn, mình giúp mình? Mình muốn gì, mình đi tìm hiểu để đạt được thì phải tạo gì để người ta tìm đến mình.Ví dụ Đà Nẵng muốn thành Đô thị hiện đại chọn Sungroup. Và khi họ vào phải khuyến khích, ví như Công viên Mặt trời, pháo hoa, Bà Nà…. Đặt ra một tiêu chuẩn. Đà Nẵng trở thành TP đáng sống phải đặt ra một chuẩn. Để người ta vào chúng ta phải có năng lực tối thiểu. Những ông lớn họ phải nhìn thấy, muốn làm được cho NĐT lớn vào phải làm một môi trường thể chế công khai minh bạch."

Ông Thiên băn khoăn: "Sau Covid mấy nhà máy Samsung thế nào, hàng trăm nghìn người lao động, có rủi ro không? Trong khi thế giới tạo cho Samsung là một robot, khả năng robot hoá người lao động Việt Nam đang làm cao nhất thế giới. Đây là thách thức rất lớn cho Việt Nam."

Với những DN nhỏ nên làm gì để có thể phát triển tốt hơn sau Covid?

PGS, TS Trần Đình Thiên cho rằng: Không kỳ thị không phân biệt đối tượng, phải biết dồn sức cho ai. DN nhỏ và vừa: năng lực thích nghi, “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Với cơ quan quản lý, hiện DN tư nhân vẫn bị kỳ thị phải lúc này để cởi trói. Một số yếu tố hoàn toàn không thể hỗ trợ nhưng có thể nới lỏng: hoãn thuế, giãn thuế chẳng hạn, hoặc giá điện giảm… để mọi DN được hưởng trong đó có DN nhỏ và vừa.

Đại diện doanh nghiệp nhỏ và vừa đưa ra câu hỏi tại buổi tọa đàm. Ảnh: Khắc Kiên

Làm thế nào để Việt Nam vào được chuỗi giá trị và cách nào để DN Việt Nam đứng lên được. Nếu DN NVVV có tài sản thế chấp không, rất khó, cho thuê tài chính."Chuyên gia kinh tế Thạc sỹ Phạm Xuân Hòe – Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cho biết: "Tập trung vào trụ cột cần cứu để tạo ra động lực cho nền kinh tế. Mong muốn mang một tinh thần như chống dịch vào các giải pháp cho nền kinh tế. Phải thành lập một tổ đặc nhiệm giải thoát nền kinh tế. Tất cả mọi thông tin của DN phải đây qua mạng. Gói 62 nghìn tỷ đồng, gói bảo hiểm, giãn thuế và gói tín dụng của ngân hàng. Nếu cứ mập mờ có DN chạy được hưởng cả 3 gói, có DN lại không được hưởng gói nào.

Doanh nghiệp đến từ TP Hồ Chí Minh Chủ tịch Tập đoàn Thời gian Vàng (Gold Time Group) Nguyễn Khắc Đồi cho rằng: "Làm gì sau dịch, các DN nhỏ trên thực tế như cây cỏ nhỏ, sức sống khoẻ. Trong 3 tháng dịch chúng tôi vẫn đạt lợi nhuận 15-18%. Chúng ta vẫn chủ động và hành động, không thể chờ DN ra tay cứu trợ mà không làm một gì đó mới đi thì tất cả vẫn là cũ. Chúng tôi làm được vì chúng tôi chủ động toàn bộ hệ thống gọn nhẹ để không tốn chi phí. Thứ hai là công nghệ, tự động hoá. Người Việt Nam kĩ sư thông tin rất giỏi. Hiện nay kinh doanh phải thương mại hoá toàn cầu, chúng tôi tiếp thị liên kết trên quy mô toàn thế giới. Thứ hai là giáo dục, chúng tôi có công ty con cổ phần về giáo dục, tháng 7 chúng tôi sẽ tổ chức miễn phí, bắt đầu từ TP HCM sau đó đến Hà Nội.

Khó khăn chung, tuy nhiên ngày mai kiểu gì cũng phải sáng, phải giữ tinh thần khởi nghiệp. Mỗi một DN sẽ là phần vô cùng lớn xây dựng kinh tế đất nước. Nếu mỗi DN khoẻ nền kinh tế sẽ khoẻ. Tất cả những DN vừa và nhỏ phải giữ vững tinh thần quốc gia khởi nghiệp."

Theo Kinh tế & Đô thị