Từ tháng 7 đến tháng 9, nợ hộ gia đình của Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục mới là 15,24 nghìn tỷ USD, Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York cho biết hôm 9/10. Con số này đã tăng 1,9%, tương đương 286 tỷ USD, so với quý thứ hai của năm.
“Khi các nỗ lực cứu trợ trong đại dịch kết thúc, chúng ta bắt đầu thấy sự đảo ngược của một trong những xu hướng cân bằng thẻ tín dụng trong đại dịch, chẳng hạn như chi tiêu thấp hơn để có thể thanh toán số dư nợ”, Donghoon Lee, cán bộ nghiên cứu tại Cục dự trữ liên bang New York cho biết.
Bây giờ cơn sốt cứu trợ đã hết, người tiêu dùng đang quay trở lại cách chi tiêu cũ bằng thẻ tín dụng của họ. Số dư thẻ tín dụng tăng 17 tỷ USD, giống như trong quý thứ hai. Nhưng chúng vẫn thấp hơn 123 tỷ USD so với cuối năm 2019 trước khi đại dịch xảy ra.
Các khoản thế chấp, là thành phần lớn nhất của nợ hộ gia đình, đã tăng 230 tỷ USD trong quý trước và đạt tổng cộng 10,67 nghìn tỷ USD.
Các khoản cho vay mua ô tô và dư nợ cho sinh viên cũng tăng lên, lần lượt tăng 28 tỷ USD và 14 tỷ USD.
Mặc dù nợ thẻ tín dụng vẫn chưa trở lại mức trước đại dịch, nhưng tổng số nợ đã cao hơn 1,1 nghìn tỷ USD so với cuối năm 2019.
Chi tiêu cao được thúc đẩy bởi lạm phát thậm chí còn cao hơn
Người Mỹ đang chi tiêu lớn vào lúc này. Phần lớn lời giải thích của các nhà kinh tế là “bởi vì họ có thể”.
Với sự phục hồi của thị trường lao động kéo dài và tình trạng thiếu công nhân khiến tiền lương tăng lên, ví của mọi người đang “dày lên hơn nhiều” trước kỳ nghỉ lễ. Đó là một điều tốt, bởi vì mọi thứ ngày càng đắt đỏ.
Lạm phát đang ở mức cao nhất trong nhiều năm do sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã làm tăng chi phí vận chuyển và nguyên vật liệu. Đồng thời, nhu cầu của người tiêu dùng cũng đang tăng vọt.
Các dữ liệu lạm phát mới nhất từ sáng sớm hôm 9/11 cho thấy giá nhà sản xuất nhận cho sản phẩm của họ đã tăng 0,6% trong tháng 10, phù hợp cho biến động theo mùa, hay 8,6% so với trước đó 12 tháng. Phần lớn sự gia tăng là do chi phí năng lượng cao hơn.
Các doanh nghiệp chỉ có thể hấp thụ phần lớn mức tăng giá trước khi chuyển phần chi phí cao hơn xuống cho người tiêu dùng cuối cùng.
Nếu không tính giá năng lượng và thực phẩm, cũng như dịch vụ thương mại, chỉ số giá sản xuất đã tăng 0,4% được điều chỉnh theo mùa vào tháng trước, tương đương 6,2% trong khoảng thời gian 12 tháng.
Chỉ số giá theo dõi nhu cầu trung gian – bao gồm hàng hóa và dịch vụ bán cho các doanh nghiệp - đối với hàng hóa chế biến đã tăng 2,1%, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 5, chủ yếu là do chi phí năng lượng cao hơn.
Trong khoảng thời gian 12 tháng kết thúc vào tháng 10, chỉ số này đã tăng 25,4%, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 1/1975.
Nguồn: https://congluan.vn/lam-phat-tang-cao-nguoi-my-chua-bao-gio-no-nhieu-den-vay-post166142.html