Dưới đây là những nhược điểm của ngôi nhà nằm trong ngõ cụt

Nhà ở cuối đường hình chữ T

Nhà ở vị trí này theo phong thủy có 2 điểm xấu:

Thứ nhất, theo quan niệm của người xưa, khi có giặc đến xâm chiếm thì đây là nơi nguy hiểm hơn, dễ bị tấn công nhất

Thứ hai, thường bị gió, gió lớn thổi qua những ngôi nhà lớn và tốc thẳng đến ngôi nhà cuối cùng. Nếu có hỏa hoạn, mồi lửa cũng theo gió thổi đến căn nhà cuối ngõ.

Do những nhược điểm đó mà những ngôi nhà cuối ngõ bị coi là hung tướng. Tuy hiện nay không có giặc đến phá nhưng những địa điểm cuối ngõ thường xảy ra vụ tai nạn xe cộ.

Nhà cuối ngõ cụt

Những yếu tố không tốt khi có nhà ở ngõ cụt:

Thứ nhất, khi ra ngoài, buộc phải đi qua cửa nhà người khác, rất bất tiện. Ngày nay, nếu đường đi đó thuộc sở hữu của người khác, chắc chắn người ta sẽ làm khó dễ khiến bạn thấy khó chịu.

Thứ hai, dễ nguy hiểm vì nhà ở cuối ngõ cụt nghĩa là không có đường để đi tiếp, nếu muốn đi ra chỉ bằng cách quay trở lại.

Do đó, nếu xảy ra hỏa hoạn, mà lại bắt nguồn từ những ngôi nhà phía ngoài thì sẽ bít mất đường thoát thân, khó giữ được mạng sống.

Nhà ở cuối ngõ không có sự trao đổi khí thường xuyên dễ xảy ra tình trạng bế khí không tốt

Theo suy nghĩ của mọi người, chọn nhà cuối ngõ cụt sẽ an toàn hơn. Nhưng thực tế thì không phải như vây vì sẽ chịu sự hạn chế về kiến trúc, vì nhà cuối ngõ không thể xây đẹp như nhà ở các vị trí khác.

Trong trường hợp bắt buộc phải xây nhà ở đây thì cần lưu ý điều này: Cần phải tính trước và lưu lại con đường thông sang nhà phía sau đề phòng nếu có hỏa hoạn còn đường thoát.

Trường hợp nhà nằm ở vị trí cuối cùng của con ngõ thì việc đón dòng khí dẫn từ ngoài vào sẽ kém hơn các nhà khác, ngõ càng dài, càng quanh co thì khí càng bị thất thoát nhiều.

Ngoài ra, nhà cuối ngõ không có sự trao đổi khí thường xuyên dễ xảy ra tình trạng bế khí không tốt.

Làm thế nào để hóa giải?

Để hóa giải hai điểm bất lợi này, khi thiết kế nhà cuối ngõ nên dành một phần diện tích để làm sân trước giúp nhà có được minh đường rộng rãi, sáng sủa nhằm "tích khí" tốt hơn.

Bên cạnh đó cần để một khoảng sân sau giúp khí lưu thông tránh tình trạng bế khí, khoảng sân này có thể ở sau nhà, nhưng cũng có thể chính là khoảng sân trước nhà.

Ngoài ra nên thiết kế tiểu cảnh hoặc thác nước ở khoảng sân trước để tăng thêm sinh khí cho ngôi nhà.

Theo Tuấn Việt (Tổng hợp)/GIa đình Việt Nam