Lễ Halloween (tên đầy đủ là All Hallows' Evening) là một ngày lễ được tổ chức ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới vào ngày 31/10 hàng năm. Halloween xuất phát điểm là một dịp để các tín đồ Thiên chúa giáo tưởng nhớ các vị thánh tử vì đạo. Tuy vậy, ngày lễ này hiện được biết đến nhiều hơn vì tính ma mị của nó.
Nhân dịp Halloween, nhiều gia đình, đặc biệt là các gia đình ở Mỹ, hay trang trí cho ngôi nhà của họ những hình thù kỳ quái như bộ xương, ma cà rồng, xác sống, và những chiếc đèn nạo từ quả bí ngô (Jack-o'-lanterns).
Một số gia đình ngoài việc trang trí cho sân trước nhà mình còn cho tân trang lại nội thất để đón khách vào đêm Halloween – đó là những cô, cậu bé hóa trang thành các nhân vật kinh dị để đi xin kẹo theo tập tục “Trick or Treat”.
Vào buổi đêm, khi những chiếc đèn nhỏ giấu trong những vật trang trí được thắp sáng, khung cảnh càng trở nên ma quái hơn.
2. Lễ Chuseok, Hàn Quốc
Cũng như nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng của Nho giáo, người Hàn Quốc cũng mừng Trung Thu theo cách của riêng họ qua lễ Chuseok, một dịp quan trọng trong năm để gia đình quây quần lại để tưởng nhớ tổ tiên.
Lễ Chuseok có nguồn gốc từ một truyền thuyết cổ của Hàn Quốc như sau: Thời nhà Sillas (57 BC - AD 935), triều đình tổ chức một cuộc thi dệt vải giữa hai đội gồm những thợ kéo sợi, thợ dệt, thợ nhuộm giỏi nhất cả nước. Sau một tháng, đội nào dệt được nhiều vải tốt hơn sẽ thắng, và đội thua khi đó phải làm một bữa tiệc chiêu đãi vào đêm Trung Thu.
Người Hàn Quốc đêm Trung Thu cũng treo rất nhiều đèn lồng tại nhà như người Việt hay người Hoa. Thậm chí còn có một cuộc thi đèn lồng diễn ra hàng năm trên dòng sông Cheonggyecheon, phía nam Seoul.
Tiêu điểm trong một gia đình vào lễ Chuseok là mâm cỗ dâng lên tổ tiên. Các bà nội trợ Hàn Quốc rất khéo tay trong việc chế biến đủ món ngon như bánh gạo, bánh dày, gà hầm nhồi sâm,v.v… được trang trí cầu kỳ, đẹp mắt.
3. Lễ Diwali, Ấn Độ
Lễ Diwali hay Ngày hội ánh sáng, là một dịp lễ diễn ra vào những ngày đầu năm theo lịch Hindu nhằm ăn mừng chiến thắng của cái thiện trước cái ác, cái mới trước cái cũ, hi vọng trước tuyệt vọng.
Đây là một cơ hội để các gia đình theo Ấn Độ giáo trang hoàng nhà cửa, phố xá của mình bằng hàng trăm ngọn đèn, đuốc, và nến. Tất cả chúng sẽ bị tắt vào thời điểm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, để rồi sau đó sáng liên tục trong 5 ngày tiếp theo.
Những người Ấn Độ Giáo tin rằng bằng việc trang trí nhà cửa bằng đèn là họ đang dẫn lối để đón chào nữ thần của sự giàu có Lakshmi ghé thăm tổ ấm của mình. Nhiều gia đình còn cho mở toang toàn bộ các cửa nhằm thể hiện sự đón chào của mình đối với vị nữ thần.
Trên con đường trước cửa căn nhà của mình, các gia đình thường cho vẽ Rangoli, những bức họa đầy màu sắc làm từ hạt gạo, cát, bột mì, hay cánh hoa nhằm cầu được may mắn cả năm.
3. Lễ Giáng sinh, Mỹ.
Ngày lễ Giáng sinh (24-25/12) nhằm mục đích tưởng nhớ đến ngày chúa Jesus ra đời và được tổ chức tại tất cả các nước có cộng đồng người Thiên chúa giáo sinh sống. Tuy vậy, Mỹ lại là nơi có người dân chú ý đến việc trang hoàng nhà cửa nhân ngày lễ này nhất.
Lễ Giáng sinh đối với người Mỹ thì không thể thiếu được cây Noel trong nhà. Những cây thông 2-3 tuổi được các gia đình đem về đặt trong phòng khách và trang trí bằng những món đồ lấp lánh. Đêm ngày 24, các bậc cha mẹ sẽ đặt những món quà dưới chân cây thông để con cái họ buổi sáng hôm sau có được niềm vui mở chúng ra.
Hàng năm, từ khoảng một tháng trước lễ Giáng sinh, người dân Mỹ đã bắt đầu việc lắp đặt những dây đèn neon quanh chỗ ở của họ, để buổi đêm căn nhà trở nên thật nổi bật khi đèn được thắp lên. Dây đèn được lắp theo các hình thù ngộ nghĩnh như bông tuyết hoặc mặt cười.
Một số gia đình còn trưng bày ở sân trước nhà mình những đặc cảnh Chúa giáng thế (Nativity), miêu tả lại lúc Chúa mới ra đời trong vòng tay của Đức mẹ Maria. Thời trung cổ, những cảnh này chỉ được tái hiện trong nhà thờ, nhưng khi người Mỹ trở nên giàu có hơn, họ đã đem Nativity về nhà mình.
Theo Reatimes.vn
Like Page để nhận được nhiều thông tin tiêu dùng hữu ích 24/24h