Con người lại càng có nhu cầu tìm đến cái đẹp, bởi đẹp làm nên ý nghĩa của cuộc sống, trong đó âm nhạc có khả năng làm cho con người trở nên yêu đời và sống nhân ái hơn.
Thực ra, hai tiếng “giai điệu” đã hàm chứa ý nghĩa là vẻ đẹp của âm điệu. Người sáng tác nên những tác phẩm âm nhạc đương nhiên phải tạo được những đường nét âm nhạc đẹp. Chỉ như vậy mới hấp dẫn được người thưởng thức, mới sống mãi được trong tâm khảm họ. Âm nhạc đã là ngôn ngữ của tâm hồn của trái tim và nhịp đập cuộc sống, phải chăng tất cả những điều đó đã khẳng định sự diệu kỳ của âm nhạc trong cuộc sống loài người. Những tác phẩm âm nhạc giá trị, trong đó có yếu tố giai điệu đẹp sẽ đảm đương được sứ mệnh này.
Hiện, ca khúc vẫn là món ăn tinh thần chính của công chúng trong lĩnh vực âm nhạc . Một trong những bài hát đặc sắc viết về mùa Xuân, trước hết phải nhắc đến bài hát ''Mùa Xuân đầu tiên'' của nhạc sỹ Văn Cao. ''Mùa Xuân đầu tiên'' đã trở thành một tuyệt phẩm về mùa Xuân của đất nước - mùa Xuân đầu tiên của đất nước sau ngày đất nước hoàn toàn độc lập, non sông thu về một mối, Bắc Nam sum họp.
''Mùa Xuân đầu tiên'' với giai điệu valse nhẹ nhàng, dìu dặt khiến lòng người trở nên thư thái, ngẫm ngợi, rung lên những cung bậc xúc cảm chân thành, dung dị về một mùa Xuân độc lập đầu tiên của đất nước, của dân tộc: ''Rồi dặt dìu, mùa Xuân theo én về/ Mùa bình thường, mùa vui nay đã về/ mùa Xuân mơ ước ấy, đang đến đầu tiên...''
Nói về mùa Xuân, với Văn Cao là một mùa Xuân bình dị ''với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông'', là ''một trưa nắng vui cho bao tâm hồn.'' Một bức tranh thanh khiết, trong sáng, in đậm nét thiên nhiên của làng quê Việt Nam với những thanh âm quen thuộc, gần gũi.
Nhạc sỹ Văn Ký đã sáng tác ca khúc ''Bài ca hy vọng.'' Bài hát đã củng cố thêm niềm tin sắt đá vào một ngày Xuân tươi sáng, Bắc Nam sẽ sum họp một nhà: “Ước mơ, những mùa Xuân bóng dáng, tương lai/ Đường ta đi lên xây đời trong hoa thơm/ có mùa Xuân nào đẹp bằng... ''
“Tình ca Tây Bắc” của tác giả Bùi Đức Hạnh mang vẻ rất thanh bình, êm ả và cũng thật diễm lệ của một mùa xuân đã bừng lên khắp núi rừng Tây Bắc không còn bóng giặc, chỉ còn trai gái yêu nhau giữa bức tranh thiên nhiên đầy thơ mộng: “Rừng cây xanh lá muôn đoá hoa mai mừng đón xuân về. Vui trong nắng vàng từng đàn bướm trắng bay khắp rừng hoa...”
Đây là một trong những ca khúc hay nhất viết về mùa xuân, trở nên nổi tiếng đã mở ra một thời kỳ dựng xây hòa bình với sức sống thanh xuân tràn ngập khắp Tổ quốc. Sức quyến rũ của giai điệu với việc tả tình, tả cảnh tinh tế, sinh động khiến người nghe không còn để ý đến chút rườm rà của ca khúc.
Cảm hứng mùa xuân đã xuất hiện trong tất cả những bài hát với hai chủ thể: Cái ta và cái tôi trữ tình. ..
Nhưng tình yêu cao cả chỉ có thể vững bền, đơm hoa kết trái khi cả hai cùng ý thức được sự gắn bó với cộng đồng. Thật cảm động lời họ trao gửi cho nhau
“...Và chúng mình yêu nhau, bắt đầu từ độ ấy
Em đi vào xưởng máy, khi trời còn hơi sương
Và anh lại ra đi, vui như ngày hội
Mùa xuân biên giới, súng anh gác trời xa” (Tình ca mùa xuân - Trần Hoàn).
Điều khá đặc biệt và thú vị là số lượng những bài hát hay, có giá trị viết về mùa xuân có chủ thể là ta chiếm tỉ lệ nhiều hơn những bài có chủ thể là tôi và sự thật công chúng nhiều thế hệ có phần hào hứng đón nhận những bài có âm điệu vui tươi sôi nổi hoặc lắng đọng nhưng nói đến cái ta nhiều hơn.
Các bài “Lắng nghe mùa xuân về” (sáng tác: Dương Thụ), Chào anh giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng (Hoàng Vân), Cùng hành quân giữa mùa xuân (Cẩm La), phổ thơ Thanh Hải. Bài hát thâm trầm, lắng đọng, da diết, giãi bày tâm trạng của con người trước mùa xuân - một tâm trạng không ồn ào náo nhiệt mà rất nhiều trăn trở, khát vọng, thật khiêm nhường nhưng lớn lao, cao cả: “Ta làm con chim hót, ta làm một nhành hoa, một nốt trầm xao xuyến, tan biến trong hoà ca...”.
Và đặc biệt, với ba bài hát về mùa Xuân: ''Xuân chiến khu,'' ''Mùa Xuân trên TP. Hồ Chí Minh'' và ''Mùa Xuân bên cửa sổ'' của nhạc sỹ Xuân Hồng, ra đời trong ba không gian, thời gian khác nhau, bối cảnh khác nhau nhưng toát lên một điểm chung rất nổi bật đó là tính chất lãng mạn hòa nhập vào tinh thần lạc quan cách mạng.
Qua các tác phẩm của ông, ta thấy, dù bất cứ hoàn cảnh nào thì mùa Xuân vẫn mang đầy đủ ý nghĩa nguyên sơ của nó. Với chất liệu âm nhạc mang đậm bản sắc dân tộc, vừa phản ánh chân thật cuộc sống gian lao mà anh dũng của chiến sỹ giải phóng và nhân dân miền Nam, vừa gửi gắm niềm tin vào một mùa Xuân chiến thắng. ''Mùa Xuân về trong chiến khu/ Tiếng chim rừng vang hót khắp nơi/ mùa Xuân về trong chiến khu/ Gió đưa cây rừng cành lá vi vu…''
Và, như một cuộc hẹn lịch sử, trong niềm hân hoan Đại thắng mùa Xuân năm 1975, Xuân Hồng cho ra đời bài hát ''Mùa Xuân trên TP. Hồ Chí Minh'' đầy ấn tượng. Niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc được Xuân Hồng cất lên từ ''Xuân chiến khu'': “Mai này xuân về hoa nở khắp nhà đã trở thành hiện thực! Mùa Xuân trên TP. Hồ Chí Minh thực sự là thiên anh hùng ca ngàn năm sáng chói, lưu danh đến muôn đời”.
Mười năm sau khi sáng tác Mùa Xuân trên TP. Hồ Chí Minh, năm 1985, xuất phát cảm hứng từ một bài thơ ''Bên cửa sổ'' của nhà thơ Song Hảo, Xuân Hồng lại viết tiếp về mùa Xuân chan chứa tình đời - ''Mùa Xuân bên cửa sổ''. Khi chiến tranh đã lùi xa, đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…
Mùa xuân là khoảng thời gian khiến con người có nhiều tâm trạng nhất, được thể hiện rõ qua âm hưởng của những bài ca xuân. Sáng tạo nên những giai điệu đẹp luôn là công việc khó khăn nhưng đầy hứng thú của các nhạc sĩ. Đó là sứ mạng của bất cứ nhạc sĩ nào nếu muốn sống được trong trái tim của nhiều thế hệ công chúng.