Sở dĩ gọi là tiền ảo vì những dự án này không có thật, còn tên gọi chính thức của loại hình đầu tư này là tiền kỹ thuật số và đã được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận.

Mấy ngày nay dư luận rộ lên vụ việc gần 32.000 người bị lừa đảo mất trắng hơn 15.000 tỷ đồng khi đổ tiền vào dự án tiền ảo đa cấp iFan, Devor và Pincoin của Công ty Modern Tech tại TPHCM.

Trong số các nạn nhân của vụ việc, đáng buồn là có rất nhiều sinh viên, công chức, nhân viên văn phòng, bà nội chợ, người hưu trí hoặc lao động có thu nhập trung bình và thấp. Đối với họ, số tiền đầu tư vào Modern Tech có thể là toàn bộ gia sản, thậm chí còn phải vay nợ bạn bè, người thân để “cúng” cho những kẻ lừa đảo.

Modern Tech và những kẻ cầm đầu đường dây đa cấp như Diệp Khắc Cường, Vũ Hữu Lợi, Hồ Xuân Văn, Bùi Ngọc Mỹ,… đã rất khôn ngoan khi “đánh” vào những người có thu nhập trung bình trở xuống vì họ là những người có nhu cầu kiếm tiền rất lớn bởi nếu chỉ có thu nhập từ lương thì sẽ không đủ đáp ứng chi tiêu hàng ngày.

Tuy nhiên, chính nhu cầu kiếm tiền đấy lại bị các “leader” với vỏ bọc giàu có, thành công lợi dụng để dụ dỗ gia nhập hệ thống đa cấp lừa đảo của mình. Các nghệ sĩ nổi tiếng như Hoài Linh, Quang Lê, Quang Dũng, Trấn Thành, MC Kỳ Duyên, Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên... cũng được tận dụng hình ảnh triệt để để tăng thêm sự tin cậy cho dự án “ma” này.

Sự xuất hiện của các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng khiến nhiều người càng tin vào các dự án đa cấp ma này.

Sự xuất hiện của các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng khiến nhiều người càng thêm tin tưởng vào các dự án đa cấp ma này.

Sự nhẹ dạ cả tin của những con người thật thà đã bị “dắt mũi” bởisự ranh mãnh, khôn ngoan của những kẻ lừa đảo. Người “nhẹ” thì mất vài chục triệu, người “nặng” thì mất vài trăm, thậm chí cả tỷ bạc. Có nữ doanh nhân còn cho biết mình mất tới 16 tỷ đồng cho hệ thống đa cấp tiền ảo này với giấc mơ số tiền đầu tư sẽ nhân gấp 5, gấp 10, thậm chí gấp 50 lần trong vòng vài tháng.

Đến ngày hôm nay, khi mọi chuyện vỡ lở là một vụ lừa đảo thế kỷ, những người trong cuộc chỉ còn biết thất thần nhìn nhau. Họ chia sẻ nỗi đau mất mát cùng nhau, họ căng băng rôn trước cửa công ty Modern Tech với hy vọng các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc để giúp họ vớt vát được chừng nào hay chừng đấy.

32.000 nạn nhân là một con số quá lớn. Họ hy vọng có thể bám víu vào pháp luật nhưng hy vọng là quá mong manh khi dự án lừa đảo đã được lập kế hoạch rất chi tiết với nhiều tầng bậc để những kẻ lừa đảo tỏ ra vô can và vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật suốt những ngày qua.

32.000 con người, mỗi người một số phận, một nghề nghiệp, một cuộc sống riêng nhưng họ cùng là nạn nhân của một kế hoạch lừa đảo quá sức tinh vi. Họ đều là những người có chung nhu cầu kiếm tiền, nhu cầu thay đổi cuộc sống theo hướng tốt đẹp hơn.

Những hình ảnh hào nhoáng, những lễ lạt hoành tráng như thế này đã khiến nhiều người

Những hình ảnh hào nhoáng, những lễ lạt hoành tráng như thế này đã khiến nhiều người "tin sái cổ".

Nhu cầu làm giàu là hoàn toàn chính đáng, nhưng họ đã lòng tham che mờ lý trí để khi các leader tâng bốc dự án lên mây xanh với những lời tô vẽ ngọt ngào, họ đã chẳng còn bất kỳ sức lực nào để phản kháng hay tìm hiểu đến tận cùng sự việc.

Điều duy nhất mà họ làm là dốc hết tiền bạc, đổ vào một hệ thống đa cấp mà mình không biết là cái gì, không biết sẽ như thế nào ngoài cam kết lợi nhuận khủng lên tới 50%/tháng.

Cuối cùng, khi tất cả đã mất trắng, họ chỉ còn biết tự trách mình đã quá tham lam. Tất nhiên, cũng cần thừa nhận rằng trên đời làm gì có ai không tham, khác nhau ở chỗ tham ít, tham nhiều, tham cái đáng tham hay tham lam quá độ mà thôi.

Bởi vậy, khi đứng trước những dự án tiền ảo có lợi nhuận còn “khủng” hơn cả buôn lậu như thế này, mỗi người cần nén lòng tham một chút để lý trí lên tiếng và tỉnh táo quyết định trước khi xuống tiền bởi trên đời thực ra chẳng có bữa trưa nào là hoàn toàn miễn phí. 

Hồng Hạc/Reatimes.vn