Dẫn đầu về tốc độ gia tăng trích lập dự phòng rủi ro lần lượt là Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) tăng 93%, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB) tăng 73%, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) tăng 70%...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Các ngân hàng giảm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) giảm 23%, Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) giảm 16,6%...

Theo các chuyên gia, việc ngân hàng tăng trích lập dự phòng rủi ro sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận, song là việc cần thiết trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như doanh nghiệp. Nợ xấu được dự báo gia tăng cả trong ngắn hạn và trung hạn.

Theo baodansinh.vn

Nguồn: https://baodansinh.vn/ngan-hang-tang-ty-le-trich-lap-du-phong-rui-ro-20211121201213.htm