Tài sản vô hình chiếm 26% tổng giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam
Giá trị này tương ứng 1% tổng giá trị tài sản vô hình trong các nước ASEAN và thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ trung bình toàn cầu là 53%.
Báo cáo này cho hay, tổng giá trị doanh nghiệp của 10 ngành đứng đầu Việt Nam đạt 42 tỷ USD.
10 ngành đứng đầu Việt Nam bao gồm: Viễn thông, thực phẩm và đồ uống, ngân hàng, bất động sản và xây dựng, dầu khí, bán lẻ, đầu tư, hàng không, phụ tùng - thiết bị ô tô và bảo hiểm.
Các ngành này chiếm 89% tổng giá trị doanh nghiệp, tương ứng với 42 tỷ USD.
Trong đó, ngân hàng là ngành có giá trị doanh nghiệp lớn nhất với 22,8 tỷ USD.
Xếp thứ 2 là ngành viễn thông với giá trị doanh nghiệp đạt 7,3 tỷ USD
Ngành đầu tư xếp hạng 3 với giá trị doanh nghiệp đạt 4,2 tỷ USD. Hạng 4 là ngành dầu khí với 3,8 tỷ USD giá trị doanh nghiệp trong top 10.
Ngành điện xếp thứ 5 với giá trị doanh nghiệp đạt 2,1 tỷ USD.
Trong số 3 ngân hàng nằm trong danh sách Brand Finace Banking 500 năm 2016, Vietinbank và Vietcombank đều nâng thứ hạng quốc tế của mình trong lĩnh vực ngân hàng.
Với BIDV đây là năm đầu tiên được đưa vào danh sách.
Cũng theo báo cáo, ngành viễn thông có giá trị tài sản vô hình cao nhất với 2,1 tỷ USD. Theo sau là ngành thực phẩm và đồ uống với tổng giá trị tài sản vô hình đạt 1,6 tỷ USD.
Theo nhận định của Brand Finance, tốc độ tăng trưởng của ngành viễn thông năm qua thực sự ngoạn mục. Cả Mobifone và Vinafone đều đạt được những bước tiến đáng kể trong thứ hạng tại Brand Finace Telecom 500 2016.
Về thương hiệu tăng giá trị mạnh nhất, Viettel là thương hiệu được lựa chọn với mức tăng trưởng là 393 triệu USD.
Một số thương hiệu mới được đánh giá có thứ hạng tốt nhất là Sabeco - đứng thứ 6 trong danh sách, Vietnam Airlines - đứng thứ 12 trong danh sách và Thaco - đứng thứ 14 trong danh sách.
3 thương hiệu có giá trị vô hình cao nhất là Vinacafe, FPT và Petrolimex.