Đồng thời mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tăng tốc sản xuất.

Ban hành và thực thi hàng loạt chính sách

Ảnh hưởng của dịch bệnh, tỷ lệ người mất việc, thất nghiệp tăng cao. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, nhiều người lao động trở về quê, để lại nỗi lo đứt gẫy nguồn lực lao động cho DN, gây không ít khó khăn cho các DN trong việc tuyển dụng lao động khi mở cửa sản xuất kinh doanh trở lại.

Các DN cần có chế độ phúc lợi cũng như bố trí nơi ăn, ở chu đáo cho công nhân; thực hiện tốt các giải pháp an sinh xã hội như chăm lo chỗ học, nhà trẻ cho con em của người lao động để họ yên tâm công tác; tăng cường đào tạo lại lao động là điều rất quan trọng, cấp thiết để phục hồi thị trường lao động sau đại dịch.
Các DN cần có chế độ phúc lợi cũng như bố trí nơi ăn, ở chu đáo cho công nhân; thực hiện tốt các giải pháp an sinh xã hội như chăm lo chỗ học, nhà trẻ cho con em của người lao động để họ yên tâm công tác; tăng cường đào tạo lại lao động là điều rất quan trọng, cấp thiết để phục hồi thị trường lao động sau đại dịch.

Thực tế trong thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành đã ban hành và thực thi hàng loạt chính sách hỗ trợ DN, người dân, người lao động. Bên cạnh đó, độ bao phủ vaccine đang được mở rộng rất nhanh. Những điều này đã góp phần làm giảm mạnh các tác động của dịch bệnh tới thị trường lao động.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, có ý nghĩa quan trọng để việc lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, hoạt động sản xuất kinh thông suốt. Đặc biệt, Nghị quyết giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất các giải pháp khôi phục thị trường lao động.

Bên cạnh đó, dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023 đang được xây dựng. Nhiều giải pháp đang được nghiên cứu để hỗ trợ lao động trở lại làm việc tại các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, chuyển đổi nghề bền vững; phát triển nhà ở cho công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, khu kinh tế…

Doanh nghiệp tự tin tái khởi động sản xuất

Để sản xuất kinh doanh trở lại, yếu tố đầu tiên các DN phải tính đến là yếu tố nhân sự. Nghị quyết số 128 như một cú hích cho các địa phương và DN giải quyết một phần quan trọng về nút thắt thiếu lao động, khi giao thông đi lại được thuận tiện thông suốt hơn, các địa phương sẽ tạm thời không áp dụng Chỉ thị 15, 16 và 19, nhân lực tại các nhà máy sẽ đầy đủ hơn.

Sự tự tin khi tái khởi động sản xuất được thể hiện rõ qua việc các DN sẵn sàng đưa ra nhiều chính sách đãi ngộ để thu hút và giữ chân người lao động. Theo một Cty tuyển dụng nhân sự, để thu hút lao động, nhiều DN đã tăng 30% quỹ lương cho năm nay.

Bà Ngô Thị Ngọc Lan, GĐ miền Bắc của Cty nhân sự trên cho biết, họ điều chỉnh mức lương tăng lên để lao động lành nghề có thể có mức thu nhập từ 8 - 13 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, các công ty bổ sung thêm các chế độ phúc lợi khác như cải thiện chất lượng bữa ăn hay tổ chức các hoạt động gắn kết người lao động. Bản thân người lao động cũng rất muốn có thông tin minh bạch, rõ ràng từ phía DN, đặc biệt trong gia đoạn Covid-19 khó khăn như hiện nay.

Nghị quyết 128 đang được TP. Hà Nội ứng dụng linh hoạt vào thực tiễn, vừa đảm bảo phòng dịch vừa sản xuất an toàn. Các nhà máy, DN vẫn phải đảm bảo các công tác phòng dịch như sát khuẩn, đeo khẩu trang, đồ bảo hộ, giữ khoảng cách an toàn…

Đại diện Ban Quản lý các khu Công nghiệp và Chế xuất TP. Hà Nội cho biết, tại một số khu công nghiệp ở TP. Hà Nội, không khí sản xuất khẩn trương, nhiều DN đã thực hiện ngày làm 3 ca, năng suất lao động hiện nay đã tăng gấp đôi so với tháng trước. Đến thời điểm này gần như 100% các DN trên địa bàn thủ đô đã ổn định sản xuất trở lại với số lượng lao động đạt 95%.

"Nhà máy chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng đẩy đủ máy móc, nhà xưởng, nguyên phụ liệu và công nhân. Nghị quyết 128 của Chính phủ mới ban hành sẽ là động lực để chúng tôi phát triển từ nay đến cuối năm. Chúng tôi cũng đang chuẩn bị mở thêm một nhà máy nữa tại Hà Nội", một GĐ Nhà máy thực phẩm chia sẻ.

Vừa qua, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cũng đã có công văn yêu cầu các cấp công đoàn cần chỉ đạo công đoàn cơ sở bàn bạc, với người sử dụng lao động trong việc ban hành các chế độ, chính sách giữ chân người lao động như:

Trả lương tạm nghỉ việc, hỗ trợ tài chính để người lao động tiếp tục duy trì, tổ chức cuộc sống gia đình, tăng lương, phúc lợi khi DN đi vào sản xuất có hiệu quả, viết thư hoặc nhắn tin mời người lao động đã về quê sớm trở lại DN, bố trí phương tiện đón người lao động từ các địa phương hoặc chi trả, hỗ trợ tiền đi đường, các chi phí khác khi trở lại DN.

Theo Nguyễn Đăng/Pháp luật và Xã hội

Nguồn: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/nhieu-chinh-sach-ho-tro-cho-nguoi-lao-dong-va-doanh-nghiep-de-tang-toc-san-xuat-264380.html