Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, từ ngày 16/12, các địa phương miền Bắc sẽ đón một đợt không khí lạnh tăng cường, với cường độ mạnh nhất tính từ đầu mùa đông đến nay, đồng thời lại liên tục được bổ sung. Điều này đồng nghĩa với việc, khu vực Bắc Bộ nhiệt độ sẽ giảm sâu…

Nhiệt độ thấp nhất vào ban đêm và sáng sớm ở vùng đồng bằng, trong đó có thủ đô Hà Nội và trung du sẽ ở mức 8 đến 11 độ C. Vùng núi nhiệt độ chỉ còn 2-3 độ C.

Đặc biệt, tại những nơi có địa hình núi cao như đỉnh Fansipan, Sa Pa, Mẫu Sơn, Sìn Hồ, nhiệt độ xuống mức 1-3 độ C, một số nơi khả năng xuất hiện băng giá. Khi đó, những địa điểm dưới đây được dự đoán sẽ có băng tuyết.

Từ dãy núi Hoàng Liên Sơn đến đèo Ô Quy Hồ, thác Bạc ở Sapa (Lào Cai) cho đến dãy núi Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), địa phận xã Pia Oắc (Cao Bằng), bạn có thể tận mắt chiêm ngưỡng băng giá, thậm chí sờ tay vào tuyết trong mùa giáng sinh này.

1. Sapa – Lào Cai

Sapa – Lào Cai

Sapa – Lào Cai

Sa Pa là điểm du lịch cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng hơn 30 km. Nằm ở độ cao trung bình 1.500 – 1.800 m so với mặt nước biển, Thị trấn Sapa luôn chìm trong làn mây bồng bềnh, tạo nên một bức tranh huyền ảo đẹp đến kỳ lạ.

Một điều đặc biệt thu hút của Sa Pa là khi mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp, nơi đây sẽ trở thành xứ sở tuyết trắng. Đã không ít lần, người dân Sa Pa cũng như khách du lịch được tận hưởng cảm giác “mùa đông Châu Âu” với những bông tuyết trắng như trong câu chuyện cổ tích.

Sapa cũng là địa danh duy nhất ở Việt Nam nhiều năm liền du khách có thể được tận hưởng trọn vẹn một mùa đông hàn đới với băng giá phủ trắng rặng cây, núi đồi, và tuyết trắng lãng đãng rơi như trong những câu chuyện cổ tích.

Đỉnh Fansipan nóc nhà của Đông Dương là nơi thường xuyên có băng tuyết nhất. Đây cũng là lựa chọn được nhiều lựa chọn trong Giáng sinh này. Ở đỉnh Fansipan nhiệt độ có khi sẽ rơi xuống -14 độ và nhiệt độ ở thị trấn khoảng -2 độ. 

Sapa trong những này có thể bắt gặp băng tuyết ở nhiều khu vực xung quanh như Cổng Trời, thác Bạc, núi Hoàng Liên Sơn, đèo Ô Quy Hồ… Đi sâu hơn nữa vào đến địa phận xã Y Tý, huyện Bát Xát, Lào Cai, du khách sẽ càng cảm nhận rõ hơn cảnh băng tuyết mê hồn người nơi đây.

2. Mẫu Sơn – Lạng Sơn

Mẫu Sơn – Lạng Sơn

Mẫu Sơn – Lạng Sơn

Mẫu Sơn là vùng núi cao thuộc tỉnh Lạng Sơn, nằm cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía đông, giáp với biên giới Việt-Trung. Đây là vùng núi với độ cao trung bình 800 – 1.500 m so với mặt nước biển.

Về mùa đông nhiệt độ ở Mẫu Sơn xuống tới nhiệt độ âm, thường xuyên có băng giá và có thể có tuyết rơi. Nhiệt độ trung bình ở đây là 15,5 °C, đỉnh núi quanh năm có mây phủ. So với các điểm đến nổi tiếng khác, Mẫu Sơn khá hoang sơ và vắng vẻ, tĩnh lặng.

Đặc biệt, vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, bạn có thể chứng kiến hàng chục ngọn núi lớn nhỏ tại Mẫu Sơn khoác lên mình tấm áo băng giá.

Vào mùa đông đến Mẫu Sơn vào những ngày nhiệt độ giảm sâu bạn có thể được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên tuyệt mĩ  từ những lớp băng tuyết kỳ ảo xen lẫn giữa những hành lang, bờ rào, mái ngói của những ngôi nhà biệt thự Pháp cổ, tạo nên một khung cảnh đậm chất châu Âu tĩnh mặc và huyền bí.

3. Tây Côn Lĩnh - Hà Giang

Tây Côn Lĩnh - Hà Giang

Tây Côn Lĩnh - Hà Giang

Với độ cao 2.427 m, Tây Côn Lĩnh là một trong những ngọn núi cao nhất Việt Nam, là nóc nhà của núi rừng Đông Bắc.

Tây Côn Lĩnh là dãy núi nằm ở phía Tây Hà Giang, trải dải trên hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên. Tuy không phải là ngọn núi cao nhất Việt Nam nhưng việc chinh phục được nóc nhà Đông Bắc dường như khó khăn hơn nhiều lần so với đỉnh Fansipan cao vời vợi. Bởi lẽ, đường lên đỉnh Tây Côn Lĩnh rất xa xôi, cách trở, lại chưa được định hình thành tuyến.

Vào mùa đông những năm gần đây, khu vực này bắt đầu có tuyết rơi. Mặc dù đường đi hiểm trở nhưng nếu đã một lần đến đây vào mùa tuyết rơi, bạn sẽ không thể nào quên.

Khi đến Tây Côn Lĩnh vào mùa đông trong những ngày có nhiệt độ giảm sâu bạn sẽ không thể nào quên được cảnh rừng băng trải dài ngút ngàn trước tầm mắt. Băng phủ kín từng nhành cây, ngọn cỏ, bám chặt trên từng thân gỗ, cây tre ven đường tạo nên khung cảnh ấn tượng có một không hai.

4. Phia Oắc – Cao Bằng

Phia Oắc – Cao Bằng

Phia Oắc – Cao Bằng

Với độ cao 1.930m so với mặt nước biển, dãy núi Phia Oắc được coi là nóc nhà của tỉnh Cao Bằng. Từ đỉnh Phia Oắc, du khách có thể thả mình chiêm ngưỡng toàn bộ cảnh sắc của thị xã Cao Bằng và đắm chìm trong biển mây đẹp như thiên đường.

Ngoài ra, đây còn là điểm đầu của đường Hồ Chí Minh: từ Bắc Pó tới Cà Mau, và nằm trên tuyến đường dẫn tới thác Bản Giốc – một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam, danh lam thắng cảnh không thể bỏ qua khi tới Cao Bằng.

Phia Oắc mùa đông trong những ngày nhiệt độ giảm sâu sẽ đem đến những trải nghiệm vô cùng ấn tượng cho du khách tới đây bởi rừng cây phủ trắng băng tuyết, những bức tranh sống động tạo ra từ những dòng nước nhỏ đóng băng vẫn còn treo lơ lửng nơi vách đá và những con đường cũng trở nên kỳ ảo hơn gấp bội lần.

5. Cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn

Nằm ở đỉnh đầu cực Bắc của Tổ quốc, huyện Đồng Văn có độ cao trung bình trên 1.600 m so với mặt nước biển, vào mùa đông, khi nhiệt độ giảm sâu xuống dưới 0 độc C, huyện Đồng Văn đã có tuyết rơi với mật độ khá dày trên diện rộng tại các xã: Lũng Cú, Phố Bảng, Phố Là, Sủng Là, Lũng Táo, Sảng Tùng, Tả Phìn… Nhiều nơi tuyết rơi phủ trắng, dày tới trên 10 cm.

 

Theo An Nhiên / Reatimes