Dưới đây là một số loại cây có khả năng hút khí độc, hấp thụ những loại khí không tốt cho cơ thể như CO, toluene, Formanldehyde,...

Lô hội

 Cây lô hội

Cây lô hội hay còn gọi là nha đam, là loại cây thân thảo sống nhiều năm, lá cây màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, dày, mẫm, hình 3 cạnh, mép dày, có răng cưa thô.

Lô hội là loại cây có khả năng giải phóng oxy, thanh lọc các khí có hại cho cơ thế như: Cacbondioxit (CO), benzen và formaldehyde, Andehyde formic, cacbonic, lưu huỳnh oxit. 

Ngoài ra, lô hội còn có tác dụng hút bụi bẩn, tiêu diệt các loài vi khuẩn trong không khí. Khi không khí có quá nhiều khí độc, lá cây lô hội sẽ xuất hiện những đốm nâu nhỏ, cảnh báo.

Cây lô hội ưa ánh sáng, không phù hợp với thời tiết lạnh, sương, nhiều nước nên khi trồng chú ý lựa chọn vị trí phù hợp, lựa chậu có lỗ thoát nước để tránh cây bị úng nước.

Cây mẫu tử

 Cây mẫu tử

Đây là loài cây phân bố chủ yếu ở châu Phi và châu Mỹ. Cây mẫu tử có thân mập, lá mọc sát đất và mọc thành bụi nhỏ. Cây mẫu tử là cây có khả năng hút các khí độc và thải khí CO2.

Cây mẫu tử dễ trồng do không cần nhiều nước, thích hợp trồng thành các chậu mini dùng để trang trí trong văn phòng, nhà ở, ban công hay cầu thang, quán cafe.

Cây cọ cảnh

 Cây cọ cảnh

Cọ cảnh là loại cây thân cột, đơn độc, lá to dạng tròn, màu xanh bóng ở mặt trên. 

Cọ cảnh có tác dụng thanh lọc không khí do tàu lá lớn, xòe to. Có khả năng hấp thụ khí benzen và formaldehyde hay cả trichloroethylene - hóa chất dùng trong quá trình giặt khô.

Với những công dụng này thì cọ cảnh phù hợp để đặt trong phòng giặt khô hoặc những phòng có nhiều đồ trong gia đình.

Cây dương xỉ

 Cây dương xỉ

Dương xỉ thường mọc bò dài, dựng đứng ở đầu, lá mọc dạng trái xoan nhọn hai đầu, gốc có bẹ ôm thân, mềm.

 

Loại cây này phù hợp với môi trường ẩm ướt. Dương xỉ có khả năng hút và thanh lọc các loại khí như Aldehyde formic.

Cây thường xuân

Cây thường xuân 

Thường xuân là loại cây thân gỗ leo.

Thường xuân hấp thụ rất tốt formaldehyde - một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất vốn được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán, thảm, xốp cách điện và nhựa gỗ.

Cây thiên niên kiện

 Cây thiên niên kiện

Thiên niên kiện là loại cây có thân rễ mập, bò dài, lá mọc từ thân rễ, phiến lá sáng bóng. Loại cây này có thể hút khí CO và formaldehyde.

Cỏ seo gà

 Cỏ seo gà

Cỏ seo gà còn có tên gọi khác là phượng vĩ thảo, hùng kê thảo, kê cước thảo, kim kê vĩ... Đây là loại cây nhỏ sống nhiều năm, lá mọc thành chùm xòe ra như đuôi gà.

Cỏ seo gà có khả năng hấp thụ khí CO và khí formaldehyde.

Cây ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì 

Ngũ gia bì còn có tên khác là xuyên gia bì hay thích gia bì. Là loại cây cao 2-3m, nhiều lá, thân trắng, vò dày. Vỏ cây có thể được dùng làm thuốc.

Ngũ gia bì có khả năng hấp thụ khí toluen.

Thiết mộc lan

 Cây thiết mộc lan

Thiết mộc lan là cây có lá mọc thành hình nơ, phiến lá có sọc rộng nhạt màu hơn và ngả vàng ở phần trung tâm. Đây là loại cây bụi phát triển chậm với các lá dài.

Thiết mộc lan có thể hút khí toluen và khí CO.

Theo Tuấn Việt (Tổng hợp)/GIa đình Việt Nam