Tuy nhiên, lễ hóa vàng còn được tiến hành từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 10 Tết
Theo quan niệm dân gian của người Việt, sau khi đón các cụ về ăn Tết từ hôm 30 Tết, đến ngày mùng 3, con cháu lại làm lễ đưa các cụ về cõi âm. Lễ hóa vàng còn gọi là lễ tạ năm mới.
Ngày lễ tiễn ông bà, tổ tiên này rất quan trọng với người Việt. Người xưa quan niệm rằng, trong dịp Tết, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ, vì thế đèn hương không bao giờ được tắt, các đồ dâng cúng như mâm ngũ quả, bánh kẹo… phải đợi đến ngày hóa vàng mới được đem xuống (trừ các đồ mặn, dễ thiu như thịt xôi…). Nếu đèn hương tắt, nhất là việc hạ lễ trước khi hóa vàng sẽ phạm phải điều bất kính.
Sau khi lễ, việc hóa vàng cũng phải làm riêng. Phần tiền vàng của gia thần phải hóa trước rồi mới đến gia tiên để tránh nhầm lẫn. Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài ba cây mía dài để làm "đòn gánh" cho các linh hồn mang hàng hóa theo.
Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: "Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới".
Lễ cúng hóa váng quan trọng không kém cúng tất niên, cúng giao thừa, mùng 1, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để chuẩn bị, bày biện và làm lễ cho chu đáo, không phạm đại kị.
Mâm cỗ cúng hóa vàng cũng giống như các gia đình đã chuẩn bị trong những ngày trước.
Trong cuốn "Hương nhang cổ truyền Bồ Đề Tâm", mâm cỗ hóa vàng gồm có những thứ sau: Hương, hoa tươi, quả tươi, trà, trầu cau (thường là 1 – 3 quả cau còn cuống với một lá trầu), đèn, nến, rượu, vàng mã…
Ngoài ra còn là mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay. Sau khi làm cơm cúng xong, người ta đem số vàng mã đã cúng trong ba ngày Tết ra hóa. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý, những vàng mã dành cho người mới mất được hóa riêng.
Nhóm tác giả PGS Lê Trung Vũ, Lê Huỳnh Lý, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Lưu Kiếm Thanh, Hồ Tường trong Nghi lễ vòng đời người cho hay:"Khi hóa vàng xong thì người ta vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng".
Cúng hóa vàng được thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Theo đó, khi gần hết 1 tuần hương người ta bắt đầu hóa tiền vàng."Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau.
Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: "Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới".
Nhiều người lầm tưởng khi cúng hóa vàng là hạ lễ vật cúng dường ngày Tết, rồi thay mới hết. Như thế chưa hẳn là đúng, mà theo dân gian là phải để nguyên vật phẩm Tết trên ban thờ mới gọi là lễ hóa vàng.
Cuối cùng lễ 3 vái, xin gia tiên phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, bình an rồi xin phép hạ lễ cho con cháu thụ lộc, và chia vật phẩm (chia lộc) cho con cháu.
Theo chuyên gia phong thủy Tuấn Kiệt, công ty phong thủy Việt Nam, ngày tổ chức lễ hóa vàng không cố định mà tùy thuộc vào mỗi gia đình. Thường người ta thực hiện vào ngày mùng 3 Tết, tuy nhiên, lễ hóa vàng còn được tiến hành từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 10 Tết.
Theo các nhà sư, nhà văn hóa khuyến cáo rằng người dân không nên hoặc không đốt quá nhiều vàng mã khi cúng lễ. Đồ vàng mã chỉ nên có một ít tiền, vàng thể hiện lòng thánh. Nếu quá mê tín dị đoan, đốt đủ thứ với suy nghĩ "trần sao âm vậy" là lạm dụng, phô trương, gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ gây cháy nổ làm mất đi ý nghĩa của tập tục này.