Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không phải ai cũng được phép uống cà phê thoải mái. Dù là một thức uống phổ cập nhưng những nhóm người sau đây không nên uống cà phê:

Phụ nữ lớn tuổi

Phụ nữ lớn tuổi không nên uống cà phê để tránh bị loãng xương (Ảnh minh họa)

Cà phê là một thức uống được khuyến cáo là không phù hợp dành cho phụ nữ lớn tuổi vì chúng có khả năng làm giảm canxi và gây loãng xương. Sau thời kỳ mãn kinh, phụ nữ cần thêm mười lần lượng canxi mỗi ngày. Do dó, hãy ăn các thực phẩm có chứa hàm lượng canxi cao thay vì uống nhiều cà phê.

Người bị bệnh thận

Những người bị bệnh thận cũng nằm trong đối tượng không được phép uống cà phê. Nguyên nhân là do cà phê có chứa một lượng caffeine vô cùng phong phú, chúng không chỉ có thể tạo ra sự kích thích các tế bào não, dẫn đến tâm trạng vui mừng, quá khích, mà còn có thể kích thích hoạt động của chức năng thận, cơ quan trao đổi chất của cơ thể. Uống cà phê với số lượng và tần suất cao có thể dẫn đến việc làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nguy cơ suy thận tiến triển nặng so với việc bạn không uống.

Người gặp các vấn đề về đường tiêu hóa

Các bác sĩ thường khuyên rằng, những người thường xuyên gặp phải các vấn đề trục trặc về đường tiêu hóa như: đau bụng, đau dạ dày không nên sử dụng cà phê, đồ uống có ga, trà,… Bởi, chất axit tannic có trong cà phê có thể kích thích tiết axit dạ dày, khiến bệnh về tiêu hóa thêm nặng hơn.

Phụ nữ mang thai uống cà phê có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi (Ảnh minh họa)

Phụ nữ mang tai uống cà phê sẽ khiến lượng caffeine trực tiếp đi vào thai nhi thông qua nhau thai và ảnh hướng tới sức khỏe của bé. Một số nghiên cứu chứng minh rằng, caffeine kìm hãm sự phát triển của thai nhi thông qua việc tác động có hại tới hệ tim mạch và sinh sản. Do đó, người mẹ mang thai uống cà phê khi sinh sẽ khiến trẻ nhẹ cân hơn bình thường.

Trẻ em

Gan và thận của trẻ em phát triển chưa đầy đủ, khả năng giải độc kém nên quá trình hấp thụ và chuyển hóa caffein sẽ bị kéo dài. Cà phê có thể khiến trẻ mất ngủ, giảm cảm giác thèm ăn, gây sâu răng, khiến trẻ khó tập trung…

Người bị thiếu hụt vitamin B1

Vitamin B1 giúp duy trì sự cân bằng và ổn định của hệ thần kinh, trong khi cà phê lại làm phá hoại chúng, vì vậy nhóm người đang được chẩn đoán bị thiếu Vitamin B1 thì không nên tiếp tục uống cà phê.

Người mắc bệnh tim mạch

Người mắc bệnh tim mạch nên hạn chế uống cà phê để tránh gây hại sức khỏe (Ảnh minh họa)

Ngoài việc kích thích hệ thần kinh, trí não thì cà phê cũng kích thích cả hoạt động của hệ tim mạch, gây rối loạn hoạt động của cơ quan này. Những người đang mắc các vấn đề về tim nếu uống nhiều cà phê sẽ khiến bệnh nặng thêm, khó kiểm soát, thậm chí ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.

Người mắc bệnh gan

Với một người bình thường cần tối đa 2 giờ để hấp thụ và chuyển hóa cà phê, nhưng đối với bệnh nhân mắc bệnh gan hoặc rối loạn chức năng gan, quá trình chuyển hóa thức uống này có thể mất 4-5 giờ. Chính vì vậy bệnh nhân mắc bệnh gan phải cẩn thận khi uống cà phê, tốt nhất không nên uống sau buổi tối để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Theo Gia đình Việt Nam