Sự ra đời của wifi và internet tại Việt Nam
Năm 1985, Ủy ban liên lạc liên bang Mỹ FCC (cơ quan quản lý viễn thông của nước này), quyết định “mở cửa” một số băng tần của giải sóng không dây, cho phép sử dụng chúng mà không cần giấy phép của chính phủ.
Dấu mốc quan trọng cho Wi-Fi diễn ra vào năm 1985 khi tiến trình đi đến một chuẩn chung được khởi động.
Trước đó, các nhà cung cấp thiết bị không dây dùng cho mạng LAN như Proxim và Symbol ở Mỹ đều phát triển những thiết sản phẩm độc quyền, tức là thiết bị của hãng này không thể liên lạc được với của hãng khác.
Nhờ sự thành công của mạng hữu tuyến Ethernet, một số công ty bắt đầu nhận ra rằng việc xác lập một chuẩn không dây chung là rất quan trọng. Vì người tiêu dùng khi đó sẽ dễ dàng chấp nhận công nghệ mới nếu họ không còn bị bó hẹp trong sản phẩm và dịch vụ của một hãng cụ thể.
Mục tiêu hoạt động của tổ chức WECA là xác nhận sản phẩm của những nhà cung cấp phải tương thích thực sự với nhau.
Tuy nhiên, các thuật ngữ như “tương thích WECA” hay “tuân thủ IEEE 802.11b” vẫn gây bối rối đối với cả cộng đồng.
Công nghệ mới cần một cách gọi thuận tiện đối với người tiêu dùng. Các chuyên gia tư vấn đề xuất một số cái tên như “FlankSpeed” hay “DragonFly”.
Nhưng cuối cùng được chấp nhận lại là cách gọi “Wi-Fi” vì nghe vừa có vẻ công nghệ chất lượng cao (hi-fi) và hơn nữa người tiêu dùng vốn quen với kiểu khái niệm như đầu đĩa CD của công ty nào thì cũng đều tương thích với bộ khuếch đại amplifier của hãng khác.
Thế là cái tên Wi-Fi ra đời. Cách giải thích “Wi-Fi có nghĩa là wireless fidelity” về sau này người ta mới nghĩ ra.
Ở đâu có wifi miễn phí?
Nơi đầu tiên có wifi miễn phí mà chúng ta có thể kể đến chính là các cửa hàng ăn uống, quán cafe, khách sạn...
Ngoài ra, hiện nay, 1 số tỉnh thành trong nước cũng đã phủ sóng wifi miễn phí để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và khách du lịch.
Cụ thể, với tổng kinh phí đầu tư là 25 tỉ đồng, Hội An (Quảng Nam) trở thành thành phố đầu tiên ở Việt Nam đưa hệ thống wifi vào phục vụ miễn phí người dân và khách du lịch trong năm 2012.
Hệ thống Wi-Fi phủ sóng tại 350 điểm phát sóng trong đô thị cổ Hội An, giúp người dân và du khách có thể truy cập Internet miễn phí với tốc độ 256Kbps.
Ngày 21/8/2013, thành phố Đà Nẵng cũng khai trương hệ thống hạ tầng Công nghệ thông tin – truyền thông (CNTT-TT) với tổng kinh phí đầu tư trên 13 triệu USD.
Trong đó, hệ thống mạng wifi được người dân quan tâm nhất với 320 trạm thu phát sóng, đảm bảo phục vụ cùng lúc cho 20.000 lượt truy cập (mỗi lần 20 phút và không giới hạn số lần truy cập), với băng thông 300MB.
Đến cuối tháng 12/2013, người dân tại khu vực trung tâm TP. Hải Phòng cũng đã được sử dụng wifii miễn phí.
Thành phố Huế cũng đã triễn khai lắp đặt thử nghiệm từ 6-8 khu vực tập trung nhiều du khách và các điểm hành chính công. Tại mỗi điểm hệ thống wifi sẽ phủ sóng từ 300-1.000m, bắt đầu hoạt động từ khoảng tháng 9/2013.
Và vào cuối tháng 12/2015 vừa qua, hệ thống wifi miễn phí gồm 24 điểm truy cập cũng đã được thành phố Đà Lạt triển khai.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng tiến hành thí điểm lắp đặt mạng Internet không dây trên các tuyến xe buýt để thu hút người dân sử dụng loại phương tiện vận tải công cộng này…
Giới hạn thời gian và số lần truy cập
Wifi miễn phí được phủ sóng tại một số tỉnh thành trong thời gian qua đã gây ra những hiệu ứng tích cực cho người dân và du khách tại đó.
Tuy nhiên, wifi miễn phí tại các địa điểm du lịch được dùng để phục vụ mục đích giúp khách du lịch tìm hiểu về đường đi, cách di chuyển hay tìm kiếm thông tin về thành phố, địa điểm du lịch sắp tới nên sẽ hạn chế về tốc độ cũng như lưu lượng truy cập. Đây không phải một loại hình wifi-free đáp ứng nhu cầu xem phim hay chơi game của các bạn trẻ.
Bởi vậy, để sử dụng wifi miễn phí chất lượng và đáp ứng cho công việc của mình thì người dùng nên lựa chọn tới các quán caffee thay vì dùng wifi miễn phí phủ sóng chung.