Tháng 2/2020, sinh viên kiến trúc người Mỹ tên Caleb Brackney đã quyết định mua lại một chiếc xe buýt chở học sinh đời 1995 với giá 3.000 USD. Phương tiện này sau đó đã được Brackney cải tạo thành một căn nhà di động với chi phí nâng cấp 7.000 USD.

Căn nhà di động của Caleb Brackney.
Căn nhà di động của Caleb Brackney. Ảnh: Roamerbus.
Hoàn thiện chiếc xe này phải mất tới 6 tháng.
Hoàn thiện chiếc xe này phải mất tới 6 tháng. Ảnh: Roamerbus.

Caleb Brackney dành ra 6 tháng sau đó để tự tay thiết kế và hoàn thiện căn nhà mới của mình, bao gồm việc tân trang ngoại thất, loại bỏ các ghế ngồi cũ, gia cố sàn và trần xe, lắp đặt các trang bị tiện ích bên trong xe.

Căn nhà di động của Caleb Brackney.
Căn nhà di động của Caleb Brackney. Ảnh: Roamerbus.
Căn nhà di động của Caleb Brackney.
Căn nhà di động của Caleb Brackney. Ảnh: Roamerbus.

Caleb Brackney bắt đầu chuyển vào sinh hoạt trong căn nhà di động của mình vào tháng 8/2020. Căn nhà di động này được đặt tên là The Roamer, dựa theo tên thị trấn nơi chiếc xe buýt cũ được mua lại.

Căn nhà di động của Caleb Brackney.
Căn nhà di động của Caleb Brackney. Ảnh: Roamerbus.

Hầu hết không gian bên trong của chiếc xe buýt được tận dụng làm nơi sinh hoạt với đầy đủ các tiện ích cần thiết của một căn nhà nhỏ, tổng diện tích sử dụng vào khoảng 20m2. Ngay phía sau ghế lái là khu vực nấu ăn với lò nướng, lò vi sóng, bồn rửa...

Căn nhà di động của Caleb Brackney.
Căn nhà di động của Caleb Brackney. Ảnh: Roamerbus.

Không gian giữa xe được sử dụng làm nơi học tập, làm việc với một chiếc bàn gỗ cạnh cửa sổ. Đây cũng là nơi Brackney có thể chơi piano và giải trí.

Căn nhà di động của Caleb Brackney.
Căn nhà di động của Caleb Brackney. Ảnh: Roamerbus.

Chiếm nhiều diện tích nhất là nơi nghỉ ngơi với một chiếc giường đôi, đặt cạnh đó là ghế sofa và tivi. Cung cấp điện sinh hoạt cho căn nhà di động là hệ thống máy phát, pin năng lượng Mặt Trời và bình trữ điện.

Căn nhà di động của Caleb Brackney.
Căn nhà di động của Caleb Brackney. Ảnh: Roamerbus.

Bồn chứa nước sạch của căn nhà có dung tích 190 lít, đủ để Brackney sinh hoạt trong khoảng 2 tuần.

Căn nhà di động của Caleb Brackney.
Căn nhà di động của Caleb Brackney. Ảnh: Roamerbus.

Hầu hết vật dụng và vật liệu tạo thành chiếc xe buýt The Roamer được là đồ tái chế nhằm bảo vệ môi trường.

Căn nhà di động của Caleb Brackney.
Căn nhà di động của Caleb Brackney. Ảnh: Roamerbus.

Brackney dự định sống trong căn nhà di động của mình 2 - 3 năm tiếp theo cho đến khi anh hoàn thành chương trình học thạc sĩ.

Theo congluan.vn

Nguồn: https://congluan.vn/sinh-vien-kien-truc-nguoi-my-bien-xe-buyt-cu-thanh-can-nha-di-dong-post135471.html