Giật mình vì tiếng chó sủa

Hiện nay, ở nhiều chung cư đã có quy định chung cấm nuôi gia súc, song những hộ dân nuôi chó đều cho rằng đây không phải là gia súc mà là thú cưng. Nhưng chính những chú thú cưng này là nguyên nhân của bao bức xúc, đặc biệt làtiếng chó sủa. Chị Trần Nanh cư dân ở chung cư Văn Khê chia sẻ, câu chuyện con chó ở khu chung cư chị sống đang nóng hơn nhiệt độ ngày hè. Có những người đang là bạn bè tốt, hàng xóm tốt của nhau bỗng dưng quay ra từ mặt nhau cũng vì con chó.

Chị Nanh cho biết, sự việc càng thêm căng thẳng khi số vụ trẻ con bị chó cắn ngày càng tăng, tình trạng chó phóng uế bữa bãi diễn ra thường xuyên, rồi nỗi lo sợ giận chó, ve chó, lông chó, bệnh dịch từ chó khi ngày ngày cư dân phải đứng sát chúng trong thang máy. Chưa kể đến tiếng chó sủa cả ngày lẫn đêm luôn là nỗi bức xúc của hầu hết cư dân trong tòa nhà. Và sự việc lên đến cao trào khi một cháu bé bị chó cắn và ngay lúc đó chủ chó phủi trách nhiệm rồi để lại câu nói “thích gì cũng chiều”.

Chung nỗi khổ này, tại chung cư HH4 Linh Đàm, chị Nguyễn Thị Thủy cho biết, ở tòa nhà chị đang sống, tiếng chó sủa ám ảnh trở thành nỗi ám ảnh. Cứ thấy một con sủa thì những con khác sủa theo thành dàn đồng ca. Do cách âm kém nên bất kể lúc buổi trưa hay ban đêm thì cả tòa nhà đều chịu tiếng ồn nên không thể nghỉ ngơi được. Có tầng hai nhà hàng xóm xích mích vì tiếng chó sủa đêm làm trẻ nhỏ giật mình quấy khóc. Tương tự, những người già khó ngủ càng thêm mất ngủ vì tiếng chó sủa ban đêm.

Một số hộ nuôi chó trong chung cư gây ô nhiễm môi trường (Nguồn: NVCC)

Một số hộ nuôi chó trong chung cư gây ô nhiễm môi trường (Nguồn: NVCC)

Chung cư bốc mùi

Thường thì chó được thả ra khỏi căn hộ khi chủ nhà đi làm về, bởi thế mỗi khi được thả, chúng thường chạy khắp nơi từ tầng hầng lên tới tầng thượng, laovào khắp các xó xỉnh, thậm chí còn vào nhầm nhà. Phân chó, nước tiểu chó thỉnh thoảng lại xuất hiện trong thang máy, hành lang công cộng, sân chơi cho trẻ em bốc mùi hôi thối, gây mất vệ sinh cả tòa nhà. Không những vậy, khi thấy phân chó thì không người nuôi nào nhận là của chó nhà mình dẫn đến to tiếng tranh cãi. Và nếu chó đi lạc thì tờ rơi tìm thú cưnglại dán đầy các tầng, thang máy.

Chị Thủy than thở: “Có ngày tôiđưa bé ra ngoài đi dạo, trong khi mình lúi húi khóa cửa thì con dẫm ngay phải bãi phân chó nhà ai ngay trước cửa. Lúc đó, tôikhông biết phải tìm ai mà nói lý, đành ngậm ngùi nuốt cục tức xuống."

Nói về việc quản lý nuôi thú cưng trong chung cư, đại diện ban quản trị nhà chung cư C7, khu đô thị Mỹ Đình 1 cho hay: “Hiện nay, không có chung cư nào cho phép nuôi chó nhưng nhiều hộ dân nuôi chui, không để xảy ra tai nạn thì ban quản trị cũng “khuất mắt trông coi”. Ở chung cư này chỉ có một vài hộ nuôi chó cảnh nhưng chúng tôi cũng yêu cầu nhốt trong nhà, khi cho ra ngoài phải có dây xích cẩn thận, không thả rông, không để phóng uế bừa bãi."

Cũng theo vị đại diện này, hiện chưa có một văn bản nào hướng dẫn hoặc quy định rõ ràng về việc cấm nuôi gia súc và thú cư trong chung cư mà chỉ do ban quản trị tòa nhà lập ra từ ý kiến của các hộ dân. Các hộ cũng chỉ nuôi khoảng 1 – 2 con chó, với số lượng không nhiều nên không bị hiểu nhầm là nuôi với mục đích kinh doanh. Nếu phát hiện chủ nhà nuôi theo hình thức kinh doanh thì sẽ căn cứ vào mức độ gây thiệt hại mà yêu cầu bồi thường hoặc buộc phải chuyển khỏi chung cư.

 

Theo Reatimes.vn