Hà Nội hiện có 12.734 ha rau với khả năng sản xuất đáp ứng được khoảng 60-65% nhu cầu của thị trường. Hoạt động sản xuất rau theo chuỗi từng bước được ngành nông nghiệp Thủ đô kiểm soát khá tốt, diện tích sản xuất rau an toàn đạt khoảng trên dưới 5.000 ha, trong đó 224 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP và gần 50 ha đạt hữu cơ với tổng sản lượng rau an toàn hiện ước khoảng 350.000 tấn/năm, chiếm 58%.
Sản xuất rau trong nhà màng ở huyện Đan Phượng |
Thành phố Hà Nội đặt quyết tâm đến năm 2020 sẽ thiết lập được các vùng sản xuất rau an toàn ổn định ở mức hơn 16.276 ha. quá hạn và chưa được tái cấp. Cụ thể là có tới 3.534 ha/5.000 ha bị hết hạn mà chưa được cấp lại và chỉ có 1.126 ha được tái cấp giấy chứng nhận này.
Trước đây, Chi cục BVTV Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất rau cho các quận, huyện và thị xã.
Tuy nhiên thời gian gần đây công tác cấp giấy chứng nhận này lại được bàn giao cho các địa phương dẫn tới tình trạng bị “dồn toa”,Tại sao lại như vậy? Thứ nhất là hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với vùng sản xuất rau an toàn gồm khá nhiều thủ tục như: Chứng nhận mẫu đất, mẫu nước, giấy khám sức khỏe, giấy xác nhận kiến thức của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh...
Nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn có số xã viên lên tới hàng trăm đến vài trăm người trong khi ý thức phần đông còn hạn chế nên không chủ động làm xác nhận, khám sức khỏe theo quy định. Bên cạnh đó, vấn đề thủ tục hành chính còn lắm bước rắc rối cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho ban quản trị HTX “ngại” đi xin lại giấy chứng đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho vùng sản xuất rau.
Theo các HTX, điều quan trọng nhất là khi ra ngoài thị trường, tình trạng “rau sạch” “rau bẩn” vẫn còn thật giả lẫn lộn, hủy hoại niềm tin của người tiêu dùng nên giá bán của những loại “rau sạch” thật sự cũng không chênh lệch nhiều so với rau thông thường, khó thu hút các xã viên hào hứng và kiên trì làm theo đến cùng VietGAP. |
Nếu ở đâu Phòng Kinh tế của huyện không sát sao chỉ đạo, không nhiệt tình hướng dẫn các thủ tục thì bệnh “ngại” này càng nặng. Cuối cùng là để hoàn thiện các thủ tục này từ chứng nhận mẫu đất, mẫu nước, giấy khám sức khỏe, giấy xác nhận kiến thức của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh… khá tốn kém, nhiều khi lên đến vài chục triệu đồng.
Do đó, các HTX không muốn thực hiện vì không biết lấy nguồn kinh phí ở đâu ra mà bù đắp. Chỉ những đơn vị nào làm mạnh khâu dịch vụ thị trường, bức xúc phải có giấy chứng nhận để thuận tiện trong việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm thì mới thực hiện còn những nơi chủ yếu chỉ kinh doanh đơn thuần vật tư đầu vào là chính thường tỏ ra ngần ngừ.
Bởi thế mà phần lớn các HTX của Hà Nội đã để “trôi hạn” giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho vùng rau của mình. Ví dụ như huyện Mê Linh có 14 HTX dịch vụ nông nghiệp trồng rau an toàn với tổng diện tích trên 500 ha hết hạn giấy chứng nhận nhưng chỉ có vài ba HTX như Đông Cao, Bạch Trữ, Yên Nhân…là đã hoàn thiện được hồ sơ và xin gia hạn giấy chứng nhận.
Riêng về chuẩn VietGAP, nhiều cán bộ quản lý nông nghiệp cũng như lãnh đạo các HTX tâm tư rang, nó chỉ thích hợp với sản xuất trên quy mô lớn và xuất khẩu còn không phù hợp sản xuất cho nội tiêu và nông dân sản xuất quy mô nhỏ do nhiều tiêu chí kỹ thuật rất phức tạp, chi phí chứng nhận rất cao.
Đa số chứng nhận VietGAP không truy xuất được nguồn gốc do nông dân không ghi chép; Phần lớn chứng nhận VietGAP từ nguồn kinh phí các dự án nên khi hết nguồn các cơ sở không chứng đi nhận lại.