Giấc ngủ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Không ngủ đủ giấc làm suy yếu khả năng miễn dịch và dẫn đến nguy cơ phát triển các bệnh như: kiệt sức, phiền muộn, thay đổi các hormone, nặng hơn là bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư.

Đừng chờ đợi cuối tuần mới đi ngủ bù cho cả tuần vì nếu bạn để trong tuần thiếu ngủ, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.

Đối với phụ nữ, tác dụng phụ nữa của thiếu ngủ là ảnh hưởng đến ngoại hình, thừa cân vòng 2, thâm quầng mất, da xanh sạm và thiếu sức sống. Việc thiếu ngủ cũng dẫn đến thiếu tập trung và lão hóa sớm.

Chúng ta đã nghe nhiều nhà nghiên cứu nói về sự quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe. Hầu như ai cũng nghĩ mỗi ngày phải ngủ từ 7-8 tiếng mới đủ vòng quay của đồng hồ sinh học, nhưng thực tế không phải đúng trong tất cả các trường hợp.

Thời gian ngủ theo độ tuổi

Các nhà khoa học đã đưa ra mối lien quan từ tuổi tác và thời lượng giấc ngủ hoàn hảo nhất, để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Theo đó, tuổi càng cao thì nhu cầu ngủ càng ít đi. Tuy nhiên, cũng đừng quên rằng mỗi người có nhu cầu cá nhân riêng và con số này có thể thay đổi một chút.

0-3 tháng tuổi: 14-17 giờ/ngày.

4-11 tháng: 12-15 giờ/ngày.

1-2 tuổi: 11-14 giờ/ngày.

3-5 tuổi: 10-13 giờ/ngày.

6-13 tuổi: 9-11 giờ/ngày.

18-25 tuổi: 7-9 giờ/ngày.

26-64 tuổi: 7-9 giờ/ngày.

65 tuổi trở lên: 7-8 giờ/ngày.

Nâng cao chất lượng giấc ngủ

Không quan trọng là bạn bước lên giường ngủ bao lâu mà quan trọng là giấc ngủ của bạn chất lượng thế nào. Giấc ngủ không sâu, không ngon có thể dẫn tới suy giảm sức khỏe.

Vì vậy, bạn có thể dùng các mẹo sau để nâng cao chat lượng giấc ngủ cho riêng mình. Hãy biết tách biệt ngày và đêm, buổi ngày hãy tỉnh táo để buổi đêm có thể ngủ ngon.

  • Lập thời gian biểu để ngủ nghỉ đúng khung giờ hàng ngày
  • Không uống rượu bia trước khi lên giường
  • Không thức quá khuya
  • Phòng ngủ phải ấm cúng và thoải mái
  • Đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn
  • Tắt các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Theo Mi Trần(Brightside)/Reatimes.vn