Khi lượng acid uric trong máu tăng cao đến một ngưỡng nào đó, kết hợp với một số điều kiện thuận lợi như nhiệt độ, lượng đạm hấp thụ vào cơ thể,…  thì acid uric sẽ kết tủa thành dạng tinh thể rắn hình kim, rất sắc nhọn, đồng thời lúc này tại các khớp có kết tủa sẽ xảy ra cơn đau dữ dội, kèm theo sưng, nóng, đỏ. Lúc đó người ta gọi là bệnh gút

  1. Bệnh gút nên ăn gì?

Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua…giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.

Một điều quan trọng nhất là nên uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày). Không uống nướcbuổi tối để tránh đi tiểu đêm, ảnh hưởng sức khỏe.

Các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người bị bệnh gút

Nên uống nước khoáng không gaz có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tủa urat tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận (ví dụ sản phẩm nước khoáng kiềm Akaline).

Gan và thận là 2 cơ quan có vai trò đặc biệt quan trọng trong bệnh gút. Thận có vai trò đào thải acid uric. Gan có vai trò cân bằng lại chuyển hóa đạm, đường mỡ và cân bằng lại việc tạo ra acid uric.

Hoạt động của gan lại chịu ảnh hưởng của yếu tố tinh thần. Vì vậy bệnh nhân gút cũng cần giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh thức khuya.

  1. Bệnh gút không nên ăn gì?

Để điều trị có hiệu quả bệnh gout, người bệnh cần phải thực hiện nghiêm ngặt:

Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc purin như hải sản, các loại thịt có màu đỏ (thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê...), phủ tạng động vật, trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn...

Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như: đạm động vật (thịt lợn, thịt gà, thịt vịt...), cá và cá loại thủy sản...

Đạm thực vật: đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như: đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh...

Các chế phẩm từ đậu nành nhìn chung ít làm tăng axit uric hơn các loại đậu chưa chế biến.

Kiêng tất các các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, dọc mùng vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể.

Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như: mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm giàu chất béo no như: mì tôm, thức ăn nhanh. Tránh dùng chung hải sản và bia./.

Theo Nhật Linh (Tổng hợp) / Gia đình Việt Nam