Từ lâu, loài người đã biết dùng củ tỏi làm gia vị và làm thuốc. Y học dân gian cổ truyền của các dân tộc cũng có nhiều kinh nghiệm dùng tỏi chữa bệnh. Các nhà khoa học cũng có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh và các chế phẩm làm thuốc từ củ tỏi ta (hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu). Tỏi có rất nhiều công dụng trong vấn đề bảo vệ sức khỏe cho con người.

Tỏi có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh.

Tỏi có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh.

Tác dụng phòng chống ung thư 

Tỏi có tác dụng chống lại tiến trình phát triển khối u và ung thư của nhiều loại ung thư khác nhau như: ung thư dạ dày, ung thư cột sống ung thư phổi, ung thư kết tràng, ung thư thanh quản… 

Tác dụng phòng chống các bệnh tim mạch 

Tỏi có tác dụng phòng chống các bệnh về tim mạch.

Tỏi có tác dụng phòng chống các bệnh về tim mạch.

Tỏi làm giảm triglycerid và cholesterol trong máu tương tự clofibrat.

- Tỏi làm tăng hàm lượng cholesterol tốt (HDL) và giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL), chống xơ cứng động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại vi.

- Tỏi có thể làm hạ huyết áp tâm thu từ 20 -30mmHg và hạ huyết áp tâm trương từ 10 - 20mmHg. Do đó, dùng tỏi tươi hoặc chế phẩm tỏi thường xuyên hàng ngày sẽ có tác dụng điều hòa huyết áp, chống bệnh tăng huyết áp; bảo vệ tim mạch chống nhồi máu cơ tim và chống tai biến mạch máu não.

Tác dụng kháng khuẩn

Tỏi có khả năng kháng lại nhiều chủng vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Trong y học cổ truyền của nhiều dân tộc, tỏi thường được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở đường tiêu hoá, hô hấp và ngoài da.

Tỏi không thể thay thế cho thuốc kháng sinh nhưng có một số thời điểm nó sẽ hữu ích. Khi tai nạn xảy ra, các chuyên gia y tế thường không có mặt ngay lập tức để thực hiện cấp cứu cho bệnh nhân. Nếu bạn hay ai đó bị thương và không có kháng sinh ở cạnh, thử tìm vài nhánh tỏi.

Tỏi nghiền là một kháng sinh mạnh có thể giết chết các chủng vi khuẩn, tụ cầu khuẩn. Nhẹ nhàng xoa tỏi lên vết thương để ngăn nó bị nhiễm trùng.

Tỏi có khả năng kháng lại nhiều chủng vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng.

Tỏi có khả năng kháng lại nhiều chủng vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng.

Viên tỏi khô cũng được chứng minh có khả năng điều trị và dự phòng một số bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em như cảm cúm, viêm đường hô hấp, viêm tai giữa.

Đắp tỏi tươi tại chỗ có tác dụng khá tốt trong điều trị mụn cơm do virus. Gần đây, tỏi được phát hiện có khả năng diệt Helicobacter pylori, loại xoắn khuẩn có vai trò quan trọng gây  bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Tính chất kháng khuẩn của tỏi rất mạnh, nó thậm chí có thể giúp điều trị đau họng khi bị cảm cúm. Nó cũng có thể giúp bạn giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Bạn cũng có thể làm trà tỏi bằng cách ngâm một tép tỏi trong một chén nước. 

Các tác dụng khác 

Tỏi còn có thể chữa các bệnh răng miệng, bệnh mắt, chữa bỏng và lở loét ngoài da, chữa màng nhỉ thủng, phong thấp và thần kinh. Cho mẹ dùng 1,5g chất chiết tỏi sẽ làm cho trẻ bú sữa nhiều hơn 140% so với trẻ khác.

Trong lĩnh vực công nghiệp, tỏi còn là chất bảo vệ thép, nhôm, và acid mạnh, có khả năng giảm thiểu ô nhiễm khói thuốc lá khi trộn bột tỏi vào sáp ong làm nến. Đối với chăn nuôi, khi cho tỏi vào thức ăn nuôi gà 3% bột tỏi sẽ làm cho gà mau lớn và khỏi các bệnh đường ruột.

Tỏi còn có thể chữa các bệnh răng miệng, bệnh mắt, chữa bỏng và lở loét ngoài da, chữa màng nhỉ thủng, phong thấp và thần kinh.

Tỏi còn có thể chữa các bệnh răng miệng, bệnh mắt, chữa bỏng và lở loét ngoài da, chữa màng nhỉ thủng, phong thấp và thần kinh.

Cách chế tỏi tươi làm thuốc trong gia đình

- Tiêu chuẩn củ tỏi: Tươi, không mọc mầm lá hoặc mọc rễ, không bị dập nát, héo.

- Các bệnh có thể dùng tỏi tươi giã nát để ăn: các loại ung thư, các bệnh tim mạch (tăng huyết áp, tăng lipid máu, vỡ xơ động mạch, huyết khối), bệnh tiểu đường type II,...

- Giải độc nicotin mạn tính chống nhiễm độc phóng xạ, giải độc kim loại nặng, ghong thấp và đau dây thần kinh... là những bệnh vốn phải dùng thuốc thường xuyên và lâu dài.

Cách làm: Chọn tỏi tươi đúng tiêu chuẩn như trên, bóc sạch vỏ khô (mỗi lần dùng cho một người khoảng 3g - 5g tương ứng với một tép tỏi vừa hoặc 2 tép tỏi nhỏ). Giã nát sau 15 - 30 phút (có thể cho nước mắm pha loãng để chấm rau hoặc đậu phụ) dùng trong bữa ăn. Ngày ăn 3 lần như vậy.

Những điều cần lưu ý khi dùng tỏi tươi và chế phẩm tỏi

- Không ăn cả tép tỏi nguyên

- Nuốt cả tép tỏi thì rất nguy hiểm.

- Không ăn tỏi lúc bụng đói (sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, ợ nóng có thể viêm thực quản).

 - Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối đa không quá 15g/ngày).

- Không dùng tỏi và chế phẩm có chứa tỏi đồng thời với Warfarin (thuốc chống đông máu) trước khi mổ. - Không đắp tỏi lên da lâu quá 10 phút (có thể bị bỏng rát).

- Những người bị dị ứng với tỏi không được đắp tỏi lên da để chữa bệnh.

- Khi dùng tỏi để trị giun kim (uống và thụt hậu môn dịch tỏi) không được dùng quá liều có thể bị viêm ruột hoặc tiêu chảy.

 - Muốn làm hết mùi tỏi có thể dùng nước chè (chè tươi hoặc chè búp xanh) đặc, súc miệng hoặc rửa tay rửa da chỗ đắp tỏi.

Theo Duy Phan tổng hợp/Gia Đình Việt Nam